Chờ...

Giá tiêu hôm nay 26/2/2021: Đi ngang, dao động quanh mức 55.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu trong nước ngày 26/2 đi ngang tại tất cả tỉnh thành, hầu hết địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm ở Tây Nguyên và miền Nam ổn định.

Giá tiêu hôm nay đi ngang, ghi nhận cao nhất 55.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 53.000 đồng/kg  tại Gia Lai và Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 53.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định ngưỡng 53.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  đi ngang, dao động trong  ngưỡng 55.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng không đổi, dao động  trong ngưỡng 54.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đứng yên ở mức 53.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

53,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

53,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

53,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

55.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

54, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

53,000

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hiện giá tiêu trên thị trường đã tăng lên khoảng 1.000 đồng/kg và được dự báo sẽ không giảm trong thời gian tới.

Trước Tết, giá hạt tiêu đen trong nước ổn định ở mức 51.000 – 53.000 đồng/kg, nhưng đến ngày 22/2 giá tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam giao dịch ở mức 52.000 – 54.500 đồng/kg.

Giá đã tăng mạnh 1.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh. Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 54.500 đồng/kg, giá thấp thất tại Gia Lai, các tỉnh còn lại quanh mức 52.500 – 53.500 đồng/kg. Trong tuần qua, giá tiêu tăng 500 đồng/kg tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Đồng Nai; giữ nguyên ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trước Tết giá tiêu ở mức thấp do đầu tháng 2/2021 rơi vào thời gian nghỉ tết Nguyên đán nên thị trường hạt tiêu trong nước khá trầm lắng, gần như không có hoạt động mua bán, chỉ có tỉnh Đắk Nông thu hoạch khoảng 20%, trong khi người dân bán cầm chừng. Lực mua yếu do các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục thỏa thuận với các nhà nhập khẩu về việc hoãn giao hàng do giá cước tàu tăng quá nhanh trong thời gian qua.

Giới kinh doanh hồ tiêu dự báo, giá tiêu tuần này vẫn có triển vọng tăng lên 55.000 đồng/kg, do các nhà đầu cơ tăng mua trước thông tin sản lượng tiêu năm nay giảm mạnh. Với đà tăng này, nhiều người dự đoán mốc 60 triệu đồng/tấn sẽ không còn xa.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu trong tháng 1/2021 ước đạt 2.833 USD/tấn, tăng 2,4% so với tháng 12/2020 và tăng 16,2% so với tháng 1/2020.

Giá tiêu tăng nhờ các thị trường xuất khẩu chính kiểm soát được dịch Covid-19

Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), đầu năm 2021, xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố là những thị trường chính của hồ tiêu Việt Nam dần ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên tiêu thụ tăng lên, cho dù đến hiện tại tình trạng thiếu container vẫn còn nhưng đó không phải là yếu tố quyết định lớn đối với xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.

"Với tình hình như hiện nay giá tiêu sẽ không tăng mạnh nhưng xuống giá như trước đây cũng khó. Việt Nam đang thu hoạch tiêu nhưng giá tiêu tăng cho thấy nhu cầu thị trường đang có. Theo khảo sát của VFA, năm 2021 sản lượng hồ tiêu của Việt Nam sẽ giảm trên dưới khoảng 25%.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020 cả nước xuất khẩu 285.292 tấn hạt tiêu, trị giá 660,57 triệu USD, giá trung bình 2.315,4 USD/tấn, tăng 0,4% về lượng nhưng giảm 7,5% về kim ngạch và giảm 7,8% về giá so với năm 2019.

Riêng tháng 12/2020 xuất khẩu 20.742 tấn, tương đương 57,4 triệu USD, giá trung bình 2.503,9 USD/tấn, tăng trên 5% cả về khối lượng và kim ngạch so với tháng 8/2020.

Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam đạt 55.765 tấn, tương đương 660,57 triệu USD, giá 2.315,4 USD/tấn, chiếm 20% trong tổng lượng và chiếm 21,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng 8,2% về lượng và tăng 1,1% so với năm trước, giá giảm 6,6%.

Xuất khẩu hạt tiêu sang EU chiếm 12,5% trong tổng lượng và chiếm 15,2% trong tổng kim ngạch, đạt 35.641 tấn, tương đương 100,51 triệu USD, tăng 4,4% về lượng, giảm 2% về kim ngạch, giá giảm 6%, đạt 2.820 USD/tấn.

Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á giảm 3,7% về lượng và giảm 6,6% kim ngạch năm 2019, đạt 18.998 tấn, tương đương 46,41 triệu USD.

Bước sang năm 2021, theo VPA, sản lượng tiêu có thể giảm 25-30% so với năm 2020 xuống khoảng 168 - 180 nghìn tấn.

Giá tiêu hôm nay 26/2/2021: Đi ngang, dao động quanh mức 55.000 đồng/kg
Ảnh minh họa - Internet 

Giá tiêu thế giới tăng

Hôm nay 26/2/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 200 Rupi/tạ, lên mức 35.166 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 2/2021 tăng 165Rupi/tạ, lên ngưỡng 35.265 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

35166.65

+200

0.57

0

35166.65

34966.65

34966.65

34966

2/2021

35265

+165

0.47

0

35265

35200

35200

35100
 

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Ấn Độ, một trong những nước sản xuất và xuất khẩu các loại gia vị lớn nhất thế giới, đang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gia vị (trong đó hồ tiêu đóng vai trò quan trọng), đạt 5 tỷ USD vào năm 2025 và 10 tỷ USD vào năm 2030. Đây là một mục tiêu khá tham vọng của ngành gia vị tại quốc gia Nam Á.

Được biết, hiện tại Ấn Độ có tổng cộng 52 loại gia vị đang được tiêu thụ trong và ngoài nước, giai đoạn 2019-2020, giá trị xuất khẩu của ngành này là 3 tỷ USD.

“Chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh quảng bá thương hiệu các sản phẩm gia vị ra thế giới bằng cách phối hợp với các Đại sứ quán Ấn Độ ở nước ngoài. Spice Board, đơn vị quản lý và xúc tiến xuất khẩu gia vị, đã và đang khởi xướng những bước đi cụ thể nhằm hỗ trợ các thương hiệu gia vị Ấn Độ thực hiện các chiến dịch quảng bá trên thị trường quốc tế”, D Sathian, Thư ký Spice Board cho biết.

Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống, cơ quan này đang xem xét mở rộng thị trường sang các nước Mỹ Latinh, các nước thuộc khối SNG và khu vực châu Phi.

Và để đạt được mục tiêu tham vọng trên, Ấn Độ xác định việc gia tăng giá trị cho sản phẩm là rất quan trọng và đóng vai trò quyết định. Theo ông D Sathian, việc bổ sung các giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu đóng góp 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành trong cả nước.