Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 69.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 66.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong mức 67.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 66.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng giá, dao động trong ngưỡng 69.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động ở ngưỡng 68.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định, dao động ở ngưỡng 67.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
67.500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
66.500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
67.500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
69.500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
68.500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
67.000 |
0 |
Theo dự kiến, thương mại thị trường Việt Nam cần khoảng 100.000 tấn hồ tiêu các loại để xuất khẩu trong 6 tháng còn lại của năm 2023. Các công ty xuất khẩu hồ tiêu cần phải nhập từ các nước thành viên Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) một lượng hàng đáng kể mới đáp ứng đủ cho nhu cầu này.
Theo Ban chỉ đạo phát triển thị trường nông sản, giá tiêu xuất khẩu giảm do nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu suy yếu. Áp lực từ USD tăng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh lãi suất khiến hoạt động nhập khẩu tiêu của nhiều thị trường lao dốc. Hiện, xuất khẩu hạt tiêu sang Mỹ, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc giảm 20-70% trong nhiều tháng qua.
Dự báo cuối năm, xuất khẩu hạt tiêu tiếp tục khó khăn do các thị trường lớn phục hồi chậm, lượng hàng tồn từ năm trước khiến các nhà nhập khẩu giảm thu mua hạt tiêu từ Việt Nam.
Giá tiêu thế giới
Khảo sát phiên giao dịch ngày 26/7, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.732 USD/tấn, tăng 0,13%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.900 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.462 USD/tấn, tăng 0,15%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.
Sau 5 tuần ổn định, giá tiêu Ấn Độ ghi nhận tăng. Mặc dù đồng Rupee Sri Lanka giảm 3% so với USD (322,78 LKR/USD) nhưng giá tiêu nội địa nước này vẫn tăng trong tuần qua.
Ở Đông Nam Á, giá tiêu giao dịch nội địa và xuất khẩu của Indonesia đều ổn định trong tuần qua.
Giá tiêu nội địa Malaysia tiếp tục tăng trong tuần qua do một phần tác động từ việc đồng Ringgit Malaysia tăng 2% so với USD (4.55 MYR/USD). Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu vẫn duy trì ổn định và không thay đổi.
Giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận sự ổn định và không thay đổi trong tuần qua do thị trường khá trầm lắng.
Lý giải về giá tiêu Ấn Độ tăng trở lại, các thương nhân ở Kerala chỉ ra là do thời tiết thay đổi thất thường có thể ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Có những dự đoán sản lượng hồ tiêu sẽ giảm mạnh vào năm tới. Điều này thúc đẩy các công ty sản xuất thu mua và tiêu thụ số lượng lớn.
Những người đang có trong tay kho tiêu không đưa hàng vào thị trường với hy vọng giá có thể tăng cao. Với mùa lễ hội đang đến, họ dự đoán giá sẽ tăng hơn nữa. Thị trường Ấn Độ có xu hướng tăng từ nay đến cuối năm liệu có giúp giá hồ tiêu thế giới hồi phục trở lại.
Theo trang phnompenhpost, ông Nguon Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hạt tiêu Kampot, đánh giá rằng, xuất khẩu hạt tiêu Kampot không biến động trong nửa đầu năm đã phản ánh xu hướng của năm ngoái, mặc dù hiện tại vẫn chưa có dữ liệu chính thức về xuất khẩu hạt tiêu.
Có thể thấy, bất chấp tình hình khủng hoảng toàn cầu, nhu cầu mua hạt tiêu Kampot vẫn ổn định, đặc biệt là từ những người mua tại thị trường châu Âu.