Giá tiêu hôm nay 27/11/2019: Giảm 500 đồng/kg tại Đồng Nai

(VOH) - Giá tiêu ngày 27/11 giảm 500 đồng/kg tại Đồng Nai, giá tiêu tại các địa phương khác vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam đi ngang. Giá tiêu thế giới giảm.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 42.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 40.000 đồng tại Đồng Nai và  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định ở ngưỡng 42.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), không đổi, dao động ở mức 40.500đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia lai ở mức Gia Lai  40.000đồng/kg

Giá tiêu tại Bình Phước  đi ngang ở mức 41.000 đồng/kg

Giá tiêu tại Đồng Nai , giảm 500 đồng/kg về mức 40.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

40,500

0

GIA LAI

— Chư Sê

40,000

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

40,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

42,000

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

41, 000

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

40,000

-500

Giá tiêu hôm nay 27/11/2019

Ảnh minh họa: internet

Giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng thế giới trong tháng 11 có xu hướng tăng tại một số nước sản xuất do nhu cầu tiêu thụ trong mùa đông tăng. Tuy nhiên, giá hạt tiêu được dự báo khó có sự tăng mạnh do áp lực dư cung.

Hiệp hội Hồ tiêu thế giới ước tính sản lượng hạt tiêu trên toàn cầu năm 2019 đạt 592.000 tấn, trong khi nhu cầu khoảng 450.000 tấn, nên giá hạt tiêu vẫn sẽ tiếp tục ở mức thấp trong thời gian tới.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu tháng 10/2019 đạt 17 nghìn tấn, trị giá 41,20 triệu USD, tăng 13,4% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với tháng 9/2019, tăng 13,6% về lượng, nhưng giảm 9,5% về trị giá so với tháng 10/2018.

Lũy kế 10 tháng năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 250 nghìn tấn, trị giá 634,45 triệu USD, tăng 20,6% về lượng, nhưng giảm 6,6% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2019 đạt 2.542 USD/tấn, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đức, Hà Lan và Pakistan với 37,8% thị phần.

Trong tháng 10/2019, giá tiêu giao ngay trên sàn Kochi, thị trường Ấn Độ biến động giảm với mức giảm 1.850 Rs/tạ xuống còn 32.500 Rs/tạ.

Giá tiêu Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu. Thị trường hạt tiêu trong nước biến động trái chiều trong tháng 10/2019. So với tháng trước, giá tiêu tại Đắc Lắc, Đắc Nông và Bà Rịa Vũng Tàu giảm 500 – 1.000 đồng/kg xuống còn 40.500 – 42.000 đồng/kg.

Dự báo, trong thời gian tới, giá tiêu trong nước và thế giới sẽ khó có khả năng tăng mạnh do áp lực dư cung.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, ngành hồ tiêu Việt Nam và thế giới đang đứng trước nhiều thách thức. Nhưng trong tương lai, hồ tiêu vẫn có giá trị lớn do nhu cầu và được sử dụng trong y học.

Năm nay Việt Nam sẽ tập trung nâng cao chất lượng hồ tiêu hơn là sản lượng. Do đó, sẽ tập trung vào việc giảm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học tổng hợp và cố gắng phát triển các trang trại trồng tiêu hữu cơ.

Giá tiêu thế giới giảm

Hôm nay 27/11/2019 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 215 Rupi/tạ, tương đương 0,62% về mức 34.450Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 11/2019 đi ngang ở ngưỡng 34.033 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

34450

-215

-0.62

0

34665

34450

34665

34665

11/19

34623.1

0

0.00

0

34623.1

34623.1

34623.1

34623.1

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Nga, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Nga trong 9 tháng đầu năm 2019 với lượng nhập khẩu đạt 5.019 tấn, trị giá 12,67 triệu USD, tăng 26,3% về lượng, nhưng giảm 1,9% về trị giá so với 9 tháng năm 2018.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 69,6% trong 9 tháng đầu năm 2019, cao hơn so với 67,6% thị phần trong 9 tháng đầu năm 2018.

Brazil là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Nga với tốc độ nhập khẩu tăng trưởng cao 131,7% về lượng và tăng 71,3% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2018, đạt 661 tấn, trị giá 2,15 triệu USD.

Thị phần hạt tiêu của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nga tăng từ 4,9% trong 9 tháng đầu năm 2018, lên 9,2% trong 9 tháng đầu năm 2019.

9 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu hạt tiêu của Nga từ Ấn Độ giảm 12,6% về lượng và giảm 35,2% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2018, đạt 480 tấn, trị giá 719 nghìn USD trong 9 tháng đầu năm 2019.

Thị phần hạt tiêu của Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của Nga giảm từ 9,3% trong 9 tháng đầu năm 2018, xuống còn 6,7% trong 9 tháng đầu năm 2019.

Giá tiêu hôm nay 26/11/2019: Đứng yên, thị trường giao dịch yếu  - Giá tiêu ngày 26/11 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới trái chiều.
Giá heo hơi hôm nay 27/11/2019: Miền Bắc giảm giá – Giá heo hơi tại nhiều địa phương đã có dấu hiệu giảm nhiệt nhẹ sau khi tăng cấp tập vào tuần trước. Một số tỉnh miền Bắc giá heo giảm nhẹ