Hôm nay mức giá cao nhất 45.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 43.000 đồng tại Đồng Nai .
Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở ngưỡng 45.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai cũng ổn định ở mức 43.500 đồng/kg.
Song song đó, giá tiêu tại Bình Phước, Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo) đứng yên ở mức 44.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm đi ngang ở ngưỡng 43.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất tại các địa phương trọng điểm.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
44,500 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
43,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
44,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
45,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
44,500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
43,000 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt trên 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ là thị trường xuất chính nhóm hàng này, chiếm 15,6% tổng lượng tiêu xuất khẩu của cả nước đạt 27,7 nghìn tấn, thu về 77,24 triệu USD, tăng 17,53% về lượng nhưng giảm 11,2% trị giá so với cùng kỳ; giá xuất bình quân giảm 24,45% chỉ còn 2788,36 USD/tấn.
Tính riêng tháng 6/2019, cũng đã xuất sang Mỹ 3,9 nghìn tấn hạt tiêu, trị giá 10,74 triệu USD, giảm 24% về lượng và 20,89% về trị giá so với tháng 5/2019, giá xuất bình quân tăng 4,1% đạt 2745,65 USD/tấn; nếu so với tháng 6/2018 giảm 18,24% về lượng và giảm 32,4% trị giá, giá xuất bình quân giảm 17,32%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định nhìn chung, thị trường hạt tiêu toàn cầu chủ yếu vẫn chịu sức ép giảm giá do áp lực dư cung và nhu cầu ở mức thấp.
Trong tháng 6, tại thị trường trong nước giá tiêu ở các vùng trọng điểm đã tăng lên so với tháng 5 do nhu cầu có sự khởi sắc. Tuy nhiên sang tuần thứ 3 của tháng 7, giá tiêu đã lui về mức thấp hơn.
Lũy kế khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt tổng cộng 176.810 tấn tiêu các loại, tăng 44.994 tấn, tức tăng 34,13 % so với xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 6 tháng đầu năm 2019 đạt tổng cộng 452,12 triệu USD, giảm 0,19 triệu USD, tức giảm 0,04 % so với cùng kỳ.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 2.450 USD/tấn, giảm 0,33 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2019.
Giá tiêu thế giới đảo chiều tăng
Hôm nay 27/7/2019 lúc 8h50, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 50Rupi/tạ, tương đương 0,14% về mức 35.500 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2019 tăng 100Rupi/tạ, tương đương 0,28%, lên ngưỡng 35.700Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
35500 |
+50 |
0.14 |
0 |
35500 |
35000 |
35000 |
35450 |
06/19 |
35700 |
+100 |
0.28 |
0 |
35700 |
35584.6 |
35600 |
35600 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/19 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Tháng 5, In-đô-nê-xi-a đã ban hành chính sách tạm dừng xuất khẩu hạt tiêu trắng sang Việt Nam và thay vào đó sẽ xuất khẩu sang Ấn Độ và châu Âu để đảm bảo giá bán tốt cho nông dân nhằm tăng thu nhập và phúc lợi cho các hộ gia đình.
IPC dự kiến sản xuất hạt tiêu của Ấn Độ sẽ giảm trong năm 2019, từ mức 68.000 tấn trong năm 2018, xuống còn 55.000 tấn. Theo IPC, sản lượng hạt tiêu của Ấn Độ giảm do thời tiết khắc nghiệt tại các vùng trồng chính ở Karrnataka và Kerala.
Trong khi đó, thị trường thế giới đang có nhu cầu ngày càng cao đối với hạt tiêu Malabar Garbled và Tellichery Extra Bold được sản xuất tại vùng Wayanad thuộc bang Kerala của Ấn Độ.
Hiện Mỹ và châu Âu là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ. Tuy nhiên, việc Mỹ tuyên bố chấm dứt ưu đãi GSP đối với Ấn Độ sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của nước này.