Thị trường hạt tiêu hôm nay, các doanh nghiệp và thương lái thu mua hạt tiêu ở mức 43.000 – 45.000 đồng/kg, trong đó, thấp nhất tại tỉnh Gia Lai và Đồng Nai, cao nhất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở mức 45.000 đồng/kg.
Song song đó, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) cũng ổn định ở mức 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo) không đổi là 44.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu tại Bình Phước cũng đi ngang ở ngưỡng 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đứng giá dao động quanh ngưỡng 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai ổn định là 43.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
44,000 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
43,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
44,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
45,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
44,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
43,000 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Tiêu chết như ngả rạ, nông dân Bình Phước lao đao
Nhiều hộ nông dân trồng tiêu ở tỉnh Bình Phước đang lâm cảnh dở khóc dở mếu, khi hàng trăm héc-ta vườn tiêu đang xanh tốt, bỗng dưng … vàng lá, khô cành, rồi chết đứng. Cơ quan chức năng tỉnh đã vào cuộc nhưng chưa thể tìm ra nguyên nhân sự việc.
Bà Nguyễn Thị Hương (trú thôn 10, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập) là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất. Bà Hương cho biết: Từ năm 2010, khi hạt tiêu có giá rất cao, gia đình bà đã đầu tư hơn 1 tỉ đồng để trồng mới khoảng 3.000 trụ tiêu. Rồi sau đó, số lượng lên tới hơn 6.000 trụ… Bất ngờ, năm 2017, hơn 1.000 trụ bị nhiễm bệnh và chết dần.
Đến cuối năm 2018, hơn 5.000 trụ còn lại bắt đầu vàng lá, khô cành, chết như ngả rạ… Và, trong hơn tháng qua, thì gần như vườn tiêu nhà bà Hương bị "xóa sổ".
Ông Hà Anh Dũng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh - nói: “Trước tình trạng tiêu chết, Sở Khoa học và công nghệ Bình Phước đã mời các nhà khoa học về khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có giải pháp giúp người dân đối phó sâu bệnh trên cây tiêu.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp hữu hiệu, cụ thể điều trị cho loại cây trồng này. Hiện nay, người dân trồng tiêu trên địa bàn tỉnh vẫn đang tự cứu vườn tiêu của gia đình bằng những kinh nghiệm vốn có, cùng với những lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng”.
Trước đó, năm 2018 toàn tỉnh Bình Phước có hơn 570ha tiêu bị bệnh chết nhanh.
Bình Phước là địa phương có diện tích hồ tiêu lớn nhất nước, với 17.178ha, tăng hơn 700ha so năm 2017. Tuy nhiên, gần đây năng suất tiêu giảm đáng kể. Niên vụ 2017-2018 chỉ đạt 14 tạ/ha, sản lượng giảm hơn 40% so niên vụ 2016-2017.
Bệnh chết nhanh làm hồ tiêu chết hàng loạt, mức độ gây hại trên 70%, tập trung ở một số huyện, thị xã như: Bù Gia Mập 310ha, Bình Long 79ha, Hớn Quản 54ha, Bù Đốp 41ha, Lộc Ninh 25ha…
Tiêu hạt rớt giá, nông dân Phú Quốc giảm mạnh diện tích trồng
Do giá giảm mạnh, thuê nhân công thu hoạch chia đôi, người dân trồng tiêu trên huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) giảm dần diện tích và có nguy cơ sẽ “xóa sổ” cây hồ tiêu truyền thống có từ lâu đời này.
Ông Phan Thành Tiến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Quốc cho biết, hiện nay, cây tiêu đang giảm mạnh, toàn huyện còn khoảng 360 ha nằm rải rác ở các xã Cửa Dương, Cửa Cạn và một phần diện tích ở xã Bãi Thơm, Dương Tơ.
Năm 2018, tổng sản lượng tiêu thu hoạch ước đạt 745 tấn, giảm 40% so cùng kỳ năm 2017. Theo ông Tiến, nguyên nhân chính diện tích và năng suất giảm là do giá giảm sâu, hiện nay giá chỉ còn chưa đến 50.000 đồng/kg tiêu hạt, giảm 50% so với những năm trước. Với giá như hiện nay, nông dân trồng tiêu thua lỗ dẫn đến tình trạng chuyển sang trồng các loại cây ăn trái hoặc màu, không còn mặn mà với cây tiêu.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu 15 ngày đầu tháng 5/2019 đạt 17.278 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 42,31 triệu USD, đưa xuất khẩu hạt tiêu 4,5 tháng đầu năm 2019 lên đạt tổng cộng 125.240 tấn tiêu các loại, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 325,38 triệu USD. Gía tiêu bình quân xuất khẩu trong kỳ đạt 2.449 USD/tấn, giảm 2,97% so với giá bình quân xuất khẩu tháng 4/2019.
Cục dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu sẽ khó có khả năng tăng mạnh vì nguồn cung hạt tiêu toàn cầu vẫn dồi dào do lượng tồn kho lớn của Việt Nam và Sri Lanka đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mới với kỳ vọng mùa vụ bội thu. Theo Hiệp hội hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka năm 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 26.700 tấn, tăng 44% so với vụ mùa năm 2018.
Giá tiêu thế giới tăng nhẹ
Hôm nay 28/5/2019 lúc 8h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 70 Rupi/tạ , tương đương 0,20%, lên mức 35.885 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2019 ổn định, dao động ở mức 36.525 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, đứng ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
35885 |
+70 |
0.20 |
0 |
37385 |
35885 |
37385 |
35815 |
05/19 |
36525 |
0 |
0.00 |
0 |
36533.35 |
36525 |
36525 |
36525 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/19 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Indonesia tạm ngừng xuất khẩu hồ tiêu sang Việt Nam
Bộ Nông nghiệp Indonesia đã tạm ngừng xuất khẩu hồ tiêu trắng sang Việt Nam và thay vào đó vận chuyển sang Ấn Độ và châu Âu để đảm bảo giá bán tốt cho người nông dân cải thiện thu nhập và hỗ trợ gia đình.
"Việt Nam vẫn luôn là một điểm đến xuất khẩu. Hoạt động này sẽ phải dừng lại, và xuất khẩu nên được điều hướng sang Ấn Độ và châu Âu", Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Andi Amran Sulaiman phát biểu tại buổi phát hành hồ tiêu trắng xuất khẩu tại đồn điền hồ tiêu trắng của làng Air Seruk Belitung hôm 4/5.
Theo nhận định từ Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế, năm 2019 sản lượng hồ tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng, dự kiến đạt khoảng 602.000 tấn, tăng 8,27%, trong đó Brazil tăng 28%, Campuchia tăng 17%. Riêng Việt Nam dự báo sản lượng đạt 240.000 tấn, tăng khoảng 9% do diện tích trồng mới từ năm 2014-2016 bắt đầu cho thu hoạch nên giá cả vẫn có khả năng đi xuống.
Sàn giao dịch hàng hóa Ấn Độ (ICEX) đã sẵn sàng phát hành hợp đồng hạt tiêu đen vào ngày 20/5, nhắm tới 25 - 50% của 3 tỉ rupee giá trị thị trường tiêu giao ngay để sử dụng giá giảm rủi ro trên nền tảng của ICEX trong năm đầu tiên.
Quy mô thị trường giao ngay của hạt tiêu đen là khoảng 3 tỉ rupee mỗi năm. Hạt tiêu ghi nhận sự biến động mạnh về giá, theo đó ảnh hưởng đến nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu. Vì vậy, việc ra phát hành hợp đồng hạt tiêu đen giao sau trên ICEX sẽ có liên quan kinh tế rất lớn đến hệ sinh thái thị trường hạt tiêu đen giao ngay.
Giá tiêu đen đang dao động trong khoảng 36.000 - 37.000 ruppe/tạ. Kerala sản xuất hạt tiêu tốt nhất tại Ấn Độ, nơi hạt tiêu thường được trồng làm cây đan xen. Ở Wayanad, Kerala, hạt tiêu đen được trồng trong các đồn điền cà phê và được trồng trên qui mô lớn. Hai giống tiêu Ấn Độ đang có nhu cầu lớn trên thị trường quốc tế là Malabar Garbled và Tell Richy Extra Bold.
Do diện tích ngày càng tăng ở các quốc gia Nam Á khác, dòng chảy bất hợp pháp của hạt tiêu đang đe dọa tới sự ổn định về giá và trở thành lý do cho sự biến động giá hạt tiêu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để bảo vệ nông dân trong nước, chính phủ đã áp đặt mức giá nhập khẩu tối thiểu 500 rupee/kg. Vì vậy, một sàn giao dịch điện tử cung cấp quy trình tìm ra mức giá công bằng và minh bạch, lưu ý đến nguồn lượng cung và cầu của hàng hóa.
Sự biến động giá hạt tiêu vào khoảng 15 - 17% hàng năm. Tiêu thụ nội địa của mặt hàng này cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng cao. Thị trường hạt tiêu đen gồm tiêu thụ nội địa, cũng như nhập khẩu và tái xuất khẩu với giá trị gia tăng. Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ là một trong những khu vực xuất khẩu hàng đầu của hạt tiêu Ấn Độ.