Cụ thể, hôm nay giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đứng ở mức 57.000 đồng/kg, mức giá vẫn cao nhất trong khu vực trồng tiêu trọng điểm.
Bình Phước giá tiêu ổn định ở mức 56.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai (Chư Sê), Đồng Nai giá tiêu vẫn đi ngang ở mức 55.000 đồng/kg.
Trong khi đó giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo), tăng 1.000 đồng/kg lên mức 56.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa: internet
Có vẻ như sau thời kỳ hoàng kim, hồ tiêu đã lâm vào “cơn bĩ cực” với những đợt giảm giá sâu chưa từng có. Đây là hệ quả tất yếu của sự phát triển quá “nóng” sau khi giá tiêu có thời điểm tăng “như lên đồng”.
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, diện tích hồ tiêu đã vượt gấp 5 lần so với quy hoạch (mục tiêu đến năm 2020, diện tích hồ tiêu cả nước là 50.000ha, nhưng hiện đã đạt 152.000ha), khiến giá hồ tiêu đang ở đỉnh cao 200.000 đồng/kg, đột ngột giảm sâu chỉ còn 60.000 – 70.000 đồng/kg.
Theo thống kê cho thấy, sản lượng XK 10 tháng năm 2018 ước đạt 207.000 tấn, kim ngạch 676 triệu USD, tăng 7,9% về khối lượng nhưng giảm tới 33,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Các thị trường chính của hạt tiêu Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tiếp tục là Mỹ, Ấn Độ, Pakistan. Điều đáng lo ngại là giá XK tiêu bình quân 10 tháng chỉ đạt 3.266 USD/tấn, giảm tới 38,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Giá tiêu thế giới giảm mạnh
Hôm nay 29/11/2018 lúc 9h25 giờ Việt Nam, giá tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) giao tháng 11 giảm 200 Rupi/tạ còn 39.450 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12 giảm 245 Rupi/tạ ở mức 39.466 Rupi/tạ. Song song đó, giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn .
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hạt tiêu của Australia 8 tháng năm 2018 đạt 5.406 tấn, trị giá 24,72 triệu USD, tăng 12% về lượng, nhưng giảm 5,4% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.
Trong đó, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Australia với lượng nhập khẩu tăng 30,3% trong 8 tháng năm 2018. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Australia tăng từ 26,6% trong 8 tháng năm 2017, lên 30,9% trong 8 tháng năm 2018.
Trong 8 tháng năm 2018, Ấn Độ là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 của Australia với lượng nhập khẩu đạt 1.222 tấn, trị giá 4,14 triệu USD, giảm 16% về lượng và giảm 16,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Thị phần hạt tiêu của Ấn Độ giảm từ 25,1% trong 8 tháng năm 2017, xuống 22,6% trong 8 tháng năm 2017. Đáng chú ý, nhập khẩu hạt tiêu của Australia từ Tây Ban Nha 8 tháng năm 2018 tăng 33,8% về lượng và tăng 23,6% về trị giá so với 8 tháng năm 2017, đạt 1.211 tấn, trị giá 3,31 triệu USD.
Nhờ vậy thị phần hạt tiêu của Tây Ban Nha tại Australia tăng từ 18,7% tổng lượng nhập khẩu 8 tháng năm 2017, lên mức 22,4% thị phần 8 tháng năm 2018.