Giá tiêu hôm nay 29/7/2020: Đứng yên sau phiên lao dốc hôm qua

(VOH) - Giá tiêu trong nước ngày 29/7 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tăng.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 49.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  46.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 48.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao dịch ở ngưỡng 47.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  đi ngang ở  ngưỡng 49.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định, dao động trong ngưỡng 46.000đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Bình Phước đứng yên  ở  ngưỡng 48.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

47,500

0

GIA LAI

— Chư Sê

46,000

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

47,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

49.000

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

48, 000

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

46,000

0

Giá tiêu hôm nay 29/7/2020

Ảnh minh họa: internet

Nhìn chung, giá tiêu thế giới tăng khá trong tháng Sáu nhưng có xu hướng giảm dần về cuối tháng do mối lo dịch bệnh covid-19 vẫn còn lây lan, trong khi giá tiêu ở mức thấp kéo dài có khả năng làm sản lượng tiêu toàn cầu sụt giảm đáng kể.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 06/2020 đạt 20.449 tấn hạt tiêu các loại, giảm 9.902 tấn, tức giảm mạnh tới 32,62% so với tháng trước và giảm 10.236 tấn, tức giảm 33,36 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 47,17 triệu USD, giảm 13,74 triệu USD, tức giảm 22,55 % so với tháng trước và giảm 28,04 triệu USD, tức giảm 37,28 % so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 166.812 tấn tiêu các loại, giảm 10.046 tấn, tức giảm 5,68 % so với khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 355,92 triệu USD, giảm 95,33 triệu USD, tức giảm 21,13 % so với cùng kỳ.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 06/2020 đạt 2.306 USD/tấn, tăng 14,95% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 05/2020.

Theo dữ liệu thống kê của IPC, giá tiêu thế giới trong tháng 6/2020 tiếp tục biến động trái chiều.  Trong đó, giá tiêu Việt Nam ( tiêu đen 550 Gr/l giảm 4,45%, tiêu đen 500 Gr/l giảm 4,82%, tiêu trắng tăng 2,42%) và Malaysia (tiêu đen FAQ giảm 7,19%, tiêu trắng Kuching giảm 7,68% và tiêu trắng Pinang tăng 0,21% ), trong khi giá tiêu đen Indonesia tăng 15,45%, giá tiêu đen Ấn Độ tăng 0,20% và giá tiêu trắng Hải Nam tăng 1,42%. so với giá đầu tháng.

Nhìn chung, giá tiêu đen có xu hướng giảm dần về cuối tháng trong khi giá tiêu trắng lại tăng.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam vụ mùa năm 2020 giảm khoảng 15% so với năm 2019, xuống còn 240.000 tấn. Dự báo vụ mùa năm 2021 sản lượng hạt tiêu sẽ tiếp tục giảm do người dân không đầu tư chăm sóc, ảnh hưởng đến năng suất.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo thời gian tới, giá hạt tiêu sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu tích trữ lúc giá ở mức thấp. Về dài hạn, giá hạt tiêu toàn cầu sẽ được hỗ trợ khi sản lượng ở hầu hết các nước sản xuất lớn đều giảm mạnh, trong đó có Việt Nam.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam vụ mùa năm 2020 giảm khoảng 15% so với năm 2019, xuống còn 240.000 tấn. Dự báo vụ mùa năm 2021 sản lượng hạt tiêu sẽ tiếp tục giảm do người dân không đầu tư chăm sóc, ảnh hưởng đến năng suất.

Ông Hải cho hay VPA đã hỏi Sở NN&PTNT một số tỉnh xác định diện tích tiêu chết ở địa phương nhưng các cơ quan Số liệu chỉ tương đối và xác định sẽ giảm do giá tiêu giảm, người dân đầu tư ít, diện tích tiêu chết nhiều.

“Con số 220.000 tấn ước khoảng thế thôi, thực tế có người nói sản lượng giảm xuống chỉ còn 160.000 - 170.000 tấn nhưng cũng không có số liệu thực tế về diện tích còn lại bao nhiêu.”, ông Hải nói.này vẫn chưa công bố.

Giá tiêu thế giới tăng

Hôm nay 29/7/2020, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 85,85Rupi/tạ, tương đương 0,26%, lên mức 32.522 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 7/2020 tăng 250Rupi/tạ, tương đương 0,76% lên ngưỡng  33.200 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

32522.2

+85.85

0.26

0

32590

32436.35

32436.35

32436.35

7/2020

33200

+250

0.76

0

33200

33200

33200

32950
 

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Trong nửa đầu năm 2020, lượng tiêu nhập khẩu của Việt Nam giảm tới hơn 34% so với cùng kì năm ngoái. Nhập khẩu từ các thị trường chính cũng giảm mạnh.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 14.899 tấn hồ tiêu bao gồm 11.283 tấn tiêu đen và 3.616 tấn tiêu trắng. So cùng kì 2019, lượng nhập khẩu giảm 34,3%.

Việt Nam nhập khẩu tiêu chủ yếu từ Brazil, Indonesia và Campuchia chiếm 89,6%, trong đó nhập khẩu từ Brazil 100% tiêu đen đạt 5.802 tấn, giảm 34,9%; nhập khẩu từ Indonesia đạt 5.528 tấn (trong đó 2.057 tấn tiêu đen và 3.471 tấn tiêu trắng), giảm 50,4% so với cùng kì.

Có 50 doanh nghiệp nhập khẩu Hồ tiêu trong đó các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Hồ tiêu chiếm 78,7%, đứng đầu nhập khẩu là Olam Việt Nam chiếm 34,4%, tiếp theo là Harris Freeman chiếm 8,9%, Nedspice chiếm 8,3%.

Khối các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhập khẩu chiếm 21,3%. Lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam bị trả về 6 tháng ở mức 423 tấn, so cùng kì giảm 49% so với cùng kì năm ngoái.

Hiệp hội cho biết thương mại hồ tiêu toàn cầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch COVID-19, dự báo trong các tháng tới sức mua sẽ giảm từ thị trường châu Âu và Mỹ. Thêm vào đó, thảm họa thiên tai tại Trung Quốc, thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam, sẽ tác động đến nhu cầu nhập khẩu Hồ tiêu của quốc gia này trong giai đoạn ngắn hạn.

Tháng 6, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang các thị trường tăng so với tháng 5/2020 và tháng 6/2019 gồm: Thái Lan, Đức, Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Philippines.

Trong khi đó, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang một số thị trường tăng so với tháng 5/2020, nhưng giảm so với tháng 6/2019, gồm: Bỉ, Hà Lan, Úc, Tây Ban Nha. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2020, Công Ty CP Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Trân Châu vẫn là doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất Việt Nam đạt 15.752 tấn, chiếm 9,3%, tuy nhiên so cùng kì lượng giảm 19,5%.

Tiếp theo là các doanh nghiệp của Phúc Sinh xuất 12.639 tấn chiếm 7,5%, tăng 6,6%; Olam xuất 11.672 tấn, chiếm 6,9% tăng 14,9%; Nedspice xuất 8.787 tấn, chiếm 4,7%, tăng 14,6%; Haprosimex JSC xuất 7.899 tấn, chiếm 4,7%, giảm 2,3%.

Khối các doanh nghiệp ngoài hiệp hội có lượng xuất khẩu tăng rất mạnh như Lý Hoàng Sơn, Trần Huy Toàn, Nam Thịnh Phát, Xuân Tính, Tuấn Sơn, Nguyễn Thị Lan Phương, Vũ Đức Hòa,… xuất khẩu từ 1.400 tấn đến hơn 8.000 tấn trong khi cùng kì năm trước.

Lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp này rất ít hoặc chưa xuất. Đây chính là các doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu hồ tiêu đi Trung Quốc.

Giá tiêu hôm nay 28/7/2020: Lao dốc 500- 1.000 đồng/kg - Giá tiêu trong nước ngày 28/7 sụt giảm mạnh 500- 1.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tăng.
Giá gas hôm nay 29/7/2020: Tiếp tục tăng do ảnh hưởng bão nhiệt đới- Giá gas ngày 29/7 tăng, giá khí đốt tự nhiên tăng do điều kiện thời tiết hỗ trợ làm thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ gas trên thị trường.
Bình luận