Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 75.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 72.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong mức 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 72.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 74.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 72.500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
74.000 |
+1.000 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
72.500 |
+1.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
74.000 |
+1.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
75.000 |
+1.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
74.500 |
+1.000 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
72.500 |
+1.000 |
Giá tiêu trong nước hôm nay bật tăng đồng loạt 1.000 đồng/kg ở các tỉnh thành Đông Nam bộ và Tây Nguyên sau nhiều ngày giữ mức giá giảm.
Ở trong nước, mối lo về nguồn cung thiếu hụt tiếp tục thúc đẩy giá tăng. Các chuyên gia nhận định, nếu việc chặt tiêu để chuyển sang trồng cây ăn quả kéo dài thì có thể trong 3 năm tới nguồn cung sẽ thiếu hụt. Nếu sản lượng của Việt Nam giảm sâu trong 3 năm tới do làn sóng chuyển dịch cây trồng có thể khiến nông dân thua thiệt.
Ông Nguyễn Văn Lâm, đại diện Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice (tỉnh Bình Dương) nhận xét, nguồn cung hồ tiêu giảm hơn cầu đã xuất hiện từ 3 năm qua khi nông dân đua nhau chặt bỏ cây trồng này. Hiện nay, thị trường hồ tiêu mới bộc lộ rõ do trước đó nguồn hàng tồn vẫn khá dồi dào. Với tình hình này, nông dân có quay trở lại trồng tiêu thì cũng cần chu kỳ ít nhất 3 năm nguồn cung mới tăng trở lại.
4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sụt giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 14 triệu USD, giảm gần 44% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu tuy giảm mạnh nhưng giá hồ tiêu trong nước lại bất ngờ tăng cao so với hồi đầu năm vì nguồn cung thấp hơn cầu. Hiện giá tiêu nông dân bán tại vườn là 75 ngàn đồng/kg, tăng 15 ngàn đồng/kg so với dịp đầu năm.
Xuất khẩu gặp khó khăn nhưng giá tiêu vẫn tăng do nguồn cung giảm mạnh, chỉ tính riêng tỉnh Đồng Nai, nguồn cung hồ tiêu đã giảm khoảng 50% so với trước.
Giá tiêu thế giới
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 30/5, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.588 USD/tấn, giảm 0,11%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.103 USD/tấn, giảm 0,1%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn. IPC tiếp tục điều chỉnh giá tiêu tại Indonesia.
Giá tiêu thế giới hôm nay giảm ở Indonesia, không thay đổi ở các quốc gia khác.
Giá tiêu thị trường thế giới tuần này vẫn tiếp tục bị chi phối bởi sự lên xuống của đồng USD.
Đồng USD cao đẩy đồng nội tệ các nước xuất khẩu hồ tiêu suy yếu, dẫn đến giá tiêu xuất khẩu bị giảm. Đồng USD cao cũng khiến các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khó khăn hơn.
Ở các nước tiêu thụ cũng sẽ thắt chặt chi tiêu với mặt hàng gia vị. Với tình hình cung cầu của thị trường không có gì thay đổi so với tuần trước, triển vọng tăng giá của hồ tiêu xuất khẩu tuần này không cao.
Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, quốc gia này đã nhập khẩu hơn 1 nghìn tấn hạt tiêu trong tháng 3/2023, trị giá 4,18 triệu USD, tăng 207,7% về lượng và tăng 157,3% về trị giá so với tháng 2/2023; so với tháng 3/2022 tăng 21,8% về lượng và tăng 14,1% về trị giá.
Quý I/2023, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ thế giới đạt 1,58 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 7,25 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 9,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 3/2023, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Trung Quốc đạt 4.175 USD/tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021, giảm 16,4% so với tháng 2/2023 và giảm 6,3% so với tháng 3/2022.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Trung Quốc trong quý I/2023 được ghi nhận ở mức 4.570 USD/tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Trung Quốc từ các thị trường Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Brazil giảm, nhưng giá nhập khẩu từ các nguồn cung khác tăng.