Chờ...

Giá tiêu hôm nay 4/1/2023: Thị phần hạt tiêu Việt ở thị trường Đức, Anh và Pháp ở mức cao

(VOH)-Giá tiêu ngày 4/1 đứng yên, giao dịc ổn định. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của các thị trường Đức, Anh và Pháp ở mức cao.

Giá tiêu hôm nay đứng yên, giá cao nhất ở ngưỡng 60.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  57.500 đồng/kg tại Đồng Nai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 58.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 57.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 60.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 59.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 58.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

58,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

57,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

58,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

60,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

59.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

58, 000

0

Giá tiêu hôm nay 4/1/2023
Ảnh minh họa

Năm 2022, ngành tiêu của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ giảm. Do đó, xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc giảm.

Nhu cầu hồ tiêu dự kiến giảm mạnh vào quý I/2023 với mùa Đông rất khó khăn ở khu vực EU do cuộc khủng hoảng năng lượng. Thời điểm này trùng với hàng vụ mới của Việt Nam được đưa ra thị trường.

Hồ tiêu Việt Nam đã "xuống đáy" 34.000 đồng/kg vào tháng 3/2020, mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Từ nửa cuối năm 2020, giá tiêu đã tăng trở lại và đạt mức 89.000 đồng/kg vào đầu năm 2022. Từ tháng 3/2022 giá hồ tiêu liên tục giảm và hiện tại đứng ở mức 60.000 đồng/kg. Với mức giá trên nhiều nông dân sẽ tiếp tục bỏ vườn trong vụ tới, dẫn đến diện tích hồ tiêu có thể sụt giảm mạnh.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Trên thị trường thế giới, giá tiêu ngày 4/1 được Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết, quay đầu tăng nhẹ ở Indonesia và đi ngang ở các quốc gia khác.

Tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung tăng 0,14%, lên mức 3.597 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này cũng đang tăng 1,31%, ở mức 6.012 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia không đổi, vẫn giữ ở mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này duy trì ở mức giá 7.300 USD/tấn.

Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 giữ nguyên không đổi ở mức 2.500 USD/tấn.

Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l giữ ở mức 3.050 - 3.150 USD/tấn. Và giá tiêu trắng giữ mức 4.550 USD/tấn.

Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho thấy, trong 10 tháng năm 2022, các thị trường Đức, Anh và Pháp nhập khẩu hạt tiêu từ thế giới tăng lần lượt 7,8%, 15% và 14,9% so với cùng kỳ năm 2021, đạt lần lượt 116,48 triệu USD, 60,37 triệu USD và 57,78 triệu USD.

Trong đó, các thị trường Đức, Anh và Pháp nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam tăng lần lượt 19,8%, 59,5% và 31,5%, đạt trên 53 triệu USD, 32,68 triệu USD và 23,34 triệu USD, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của các thị trường Đức, Anh và Pháp ở mức cao, lần lượt là 45,52%, 54,14% và 40,39% trong 10 tháng năm 2022.

Dự báo trong ngắn hạn, nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường Đức, Anh, Pháp sẽ duy trì ở mức thấp. Hiện, châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng khiến giá lạm phát tăng cao, kinh tế suy giảm.

Về dài hạn, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại châu Âu sẽ tăng trở lại khi các vấn đề về năng lượng, lạm phát được giải quyết, sẽ tác động tích cực lên ngành hạt tiêu Việt Nam.

Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ giúp ngành hạt tiêu Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước chưa có hiệp định.

Để khai thác tốt thị trường tiềm năng lớn này, ngành hạt tiêu Việt Nam cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất, tuân thủ các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hạt tiêu, nhằm tạo ra sản phẩm hạt tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu.