Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 39.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 37.000 đồng tại Gia Lai, Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 38.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang trong ngưỡng 39.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước cũng không đổi, ở mức 38.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai cũng ổn định ở mức 37.500đồng/kg. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.
Theo đánh giá các chuyên gia giá tiêu sẽ tăng tuần này khi các thị trường hàng hóa có dấu hiệu tăng mua sau khi nhiều quốc gia dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
38,000 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
37,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
38,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
39.500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
38, 500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
37,500 |
+500 |
Ảnh minh họa: internet
Hiện đang trong vụ thu hoạch hạt tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam, giá ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Sản lượng hạt tiêu dự trữ trong nước khá lớn, nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, theo Bộ Công Thương. Hiện sản phẩm chế biến từ hạt tiêu chủ yếu gồm: hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nghiền bột, một lượng ít hạt tiêu đỏ, hạt tiêu xanh ngâm nước muối...
Nhìn chung, cơ cấu sản phẩm hạt tiêu chế biến chưa hợp lý, hạt tiêu trắng có giá trị xuất khẩu cao, nhưng chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng, dẫn đến giá trị mang lại cho ngành hạt tiêu trong nước thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, ngành hạt tiêu nội địa cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 03/2020 đạt 40.297 tấn hạt tiêu các loại, tăng 14.688 tấn, tức tăng 57,35 % so với tháng trước và tăng 5.078 tấn, tức tăng 14,42 % so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 83,05 triệu USD, tăng 26,03 triệu USD, tức tăng 45,64% so với tháng trước nhưng lại giảm 6,27 triệu USD, tức giảm 7,02 % so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 3 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 80.680 tấn tiêu các loại, tăng 9.790 tấn, tức tăng 13,81 % so với khối lượng xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2019.
Tuy nhiên, về giá trị kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 176,29 triệu USD, giảm 13,16 triệu USD, tức giảm 6,95 % so với cùng kỳ.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 03/2020 đạt 2.061 USD/tấn, giảm 7,45 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 02/2020.
Về giá hạt tiêu, theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong những ngày đầu tháng 4, giá hạt tiêu đen tại thị trường trong nước vẫn ở mức thấp. Cụ thể, ngày 8/4, giá hạt tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tăng 2,9% so với ngày 31/3, đạt 35.500 đồng/kg; giá tại tỉnh Đồng Nai tăng 1,4%, trong khi giá tại các khu vực còn lại ổn định.
Giá hạt tiêu trắng ở mức 57.000 đồng/kg, tăng 1,7% so với cuối tháng 3, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 71.000 đồng/ kg cùng kỳ năm 2019. Hiện đang là mùa thu hoạch hạt tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam, giá bán vẫn ở mức thấp so với nhiều năm trở lại đây.
Dự báo thời gian tới, thị trường hạt tiêu thế giới vẫn chịu nhiều tác động mạnh từ đại dịch Covid-19. Diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu- các thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới, sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh.Sản lượng hạt tiêu dự trữ trong nước khá lớn, nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô. Các sản phẩm chế biến từ hạt tiêu chủ yếu gồm: hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nghiền bột, hạt tiêu đỏ, hạt tiêu xanh ngâm nước muối... Do cơ cấu sản phẩm hạt tiêu chế biến chưa hợp lý, hạt tiêu trắng có giá trị xuất khẩu cao, nhưng chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng, dẫn đến giá trị mang lại cho ngành hạt tiêu trong nước vẫn ở mức thấp.
Bên cạnh đó, thị trường hạt tiêu còn gặp khó khăn do nguồn cung bị gián đoạn do các yêu cầu cách ly xã hội và hạn chế thông quan hàng hóa của nhiều nước trên thế giới. Về dài hạn, thị trường hạt tiêu toàn cầu được dự báo vẫn chịu áp lực dư cung.
Trong khi đó, nguồn cung về diện tích, năng suất, sản lượng của Việt Nam và thế giới tăng cao trong những năm gần đây trong khi nhu cầu chỉ tăng từ 2 - 2,5%/năm. Vụ thu hoạch hạt tiêu năm 2020 của Việt Nam đã đạt trên 50% với sản lượng ước đạt 250.000 tấn, tồn kho năm 2019 chuyển sang khoảng 90.000 tấn, do đó nguồn cung năm 2020 ước đạt khoảng 350.000 tấn.
Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, ngành hạt tiêu trong nước cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới.
Giá tiêu thế giới ổn định
Hôm nay 4/5/2020 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ổn định ở mức 33.100 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 3/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
33100 |
0 |
0 |
0 |
33200 |
33100 |
33200 |
33350 |
3/2020 |
32530 |
0 |
0.00 |
0 |
32530 |
32530 |
32530 |
32530 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/2013 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và đang tiếp tục lây lan trên toàn cầu, giá tiêu trên thị trường thế giới có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong thời gian tới, khi phải chịu tác động kép từ đại dịch và áp lực dư cung.
Dự báo thời gian tới, thị trường hạt tiêu thế giới vẫn chịu nhiều tác động mạnh từ đại dịch Covid-19. Diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu- các thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới, sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh.Sản lượng hạt tiêu dự trữ trong nước khá lớn, nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô.
Theo dự báo của Tập đoàn Nedspice, mặc dù sản lượng hạt tiêu toàn cầu ước tính sẽ giảm khoảng 12% trong năm 2020, nhưng lượng tồn kho được dự kiến vẫn cao hơn tổng nhu cầu trên thị trường. Hiện vụ thu hoạch hạt tiêu của Việt Nam đạt trên 50% sản lượng, ước tính vụ mùa năm nay đạt khoảng 250.000 tấn.
Trong đó, lượng tồn kho của năm 2019 chuyển sang khoảng 90.000 tấn. Như vậy, nguồn cung hạt tiêu của Việt Nam ước đạt khoảng 340.000 tấn.