Hôm nay mức giá cao nhất đã giảm xuống chỉ còn 44.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 41.500 đồng tại Đồng Nai .
Cụ thể, giá tiêu tại Gia Lai giảm mạnh 1.000 đồng/kg, về mức 42.000 đồng/kg.
Song song đó, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) giảm 1.000 đồng/kg về mức 43.000đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg về mức 43.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay giảm 500 đồng/kg về ngưỡng 44.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg về ngưỡng 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm mạnh 1.000 đồng/kg về mức 41.500 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất tại các địa phương trồng tiêu trọng điểm .
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
43,500 |
-500 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
42,000 |
-1.000 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
43,000 |
-1.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
44,500 |
-500 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
44,000 |
-500 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
41,500 |
-1.000 |
Ảnh minh họa: internet
Giá tiêu giảm, cạnh tranh gay gắt, và hàng rào kĩ thuật đang đẩy ngành hồ tiêu trong nước vào thế chân tường.
Những tháng đầu năm, sản lượng xuất khẩu hồ tiêu vẫn tiếp tục tăng mạnh nhưng điều này không khiến nông dân tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước vui mừng.
Nguồn cung hạt tiêu tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu đã đẩy giá mặt hàng này lao dốc trong thời gian qua. Bộ Công Thương cho hay trong nửa đầu năm 2019 xuất khẩu hồ tiêu đạt 177.000 tấn, trị giá hơn 452 triệu đô la Mỹ, dù tăng hơn 34% về lượng nhưng lại giảm 0,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Sáu tháng đầu năm, tại những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, lượng xuất khẩu hồ tiêu đều tăng mạnh nhưng giá trị mang về lại không bằng năm 2018, thậm chí giảm sâu.
Ví dụ, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nơi chiếm khoảng 15,6% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam, đã tăng 17,5% về lượng nhưng lại giảm tới 11,2% giá trị.
Theo Bộ NN&PTNT, hối lượng tiêu xuất khẩu tháng 8 năm 2019 ước đạt 20 nghìn tấn, với giá trị đạt 50 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 220 nghìn tấn, tương đương 561 triệu USD, tăng 27,4% về khối lượng nhưng giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2019 là Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Hà Lan với 36,8% thị phần. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 đạt 2.556 USD/tấn, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong khi xuất khẩu tiêu sang hầu hết các thị trường đều giảm về giá trị, do ảnh hưởng của xu hướng giảm giá trên thị trường toàn cầu, xuất khẩu tiêu sang thị trường Đứclại tăng mạnh về cả khối lượng và giá trị.
Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tiêu sang Đức đạt 8 nghìn tấn, tương đương 23,4 triệu USD, tăng 53,3% về lượng và tăng 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Đức tăng nhập khẩu tiêu để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến hồ tiêu đang ngày càng phát triển tại nước này. Mặc dù mức tiêu dùng tiêu của Đức đã bắt đầu giảm từ năm 2013 nhưng nhập khẩu tiêu của Đức vẫn tăng khoảng 4%/năm trong giai đoạn 2014-2018.
Diện tích hồ tiêu của Việt Nam tăng rất nhanh, từ 51.000 héc ta năm 2010 lên 153.000 héc ta năm 2017, tức tăng gấp ba lần chỉ sau bảy năm, vượt xa quy hoạch, theo số liệu của Ban Quản lý dự án nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tăng nhanh về sản lượng nhưng không quản lý được chất lượng nên ngành tiêu Việt Nam càng bị tác động nặng nề hơn bởi vòng xoáy giảm giá trên thị trường toàn cầu.
Và trong khi giá bán giảm trên 30%, theo phân tích của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, thì chi phí sản xuất năm 2018 của Việt Nam tăng ít nhất 10% so với năm 2017.
Năm năm trước, hạt tiêu Việt Nam dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng. Nhưng hai năm gần đây, vị thế này đang có nguy cơ bị nhiều quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Indonesia làm lung lay. Brazil, đối thủ cạnh tranh lớn nhất ngành tiêu trong nước, có chất lượng hạt tiêu tốt hơn hẳn với 80% lượng bán ra thị trường thế giới đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
Nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã có hiệu lực như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và vừa ký kết như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mở cửa thị trường cho mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có hạt tiêu vốn đang điêu đứng về giá và chất lượng.
Chín nước trong CPTPP cam kết xóa bỏ ngay lập tức thuế quan gồm Úc, New Zealand, Canada, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile, Peru, Nhật Bản. Trong khối này, hồ tiêu Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khá lớn.
Tuy nhiên, với mặt hàng nông sản, không phải cứ mở cửa thị trường, thuế giảm về 0% là có thể tăng kim ngạch xuất khẩu.
Theo Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), các tiêu chuẩn của các nước CPTPP khá nghiêm ngặt vì các thành viên trong hai khối này đều là các nước phát triển, có hệ thống tiêu chuẩn trong nước ở mức rất cao.
Giá tiêu thế giới giảm
Hôm nay 5/9/ 2019 lúc 8h50, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 40 Rupi/tạ, tương đương 0,11% về mức 35.000 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2019 giảm 250Rupi/tạ, tương đương 0,71% về mức 34.750Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
35000 |
-40 |
-0.11 |
0 |
35040 |
35000 |
35040 |
35040 |
06/19 |
34750 |
-250 |
-0.71 |
0 |
35000 |
34750 |
35000 |
35000 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/19 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |