Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 54.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 52.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ) ổn định ở mức 52.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 52.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động trong ngưỡng 54.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước cũng đi ngang, dao động trong ngưỡng 53.000 đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 52.500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
52,500 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
52,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
52,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
54.000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
53, 000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
52,500 |
+500 |
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2020 ước đạt 19 nghìn tấn với giá trị đạt 48 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 10 tháng đầu năm 2020 đạt 239 nghìn tấn và 537 triệu USD, giảm 4,6% về khối lượng và giảm 15,2% về giá trị so với cùng kì năm 2019.
Ba thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 là Mỹ, Đức và Ấn Độ chiếm 31,3% thị phần tổng giá trị xuất khẩu tiêu. Thị trường có giá trị xuất khẩu tiêu tăng mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm 2020 là Mianma (tăng 24,4%).
Trên thị trường thế giới, giá hồ tiêu đến giữa tháng 10 biến động không đồng nhất. Giá tiêu đen xuất khẩu của Ấn Độ tăng 0,6% so với hồi đầu tháng, lên mức 4.658 USD/tấn.
Tại Malaysia, giá tiêu đen xuất khẩu ổn định ở mức 5.000 USD/tấn so với ngày 30/9. Trong khi đó, giá tiêu đen xuất khẩu của Indonesia lại tăng 3,3% lên mức 2.486 USD/tấn so với ngày đầu tháng 10.
Malaysia cũng đặt mục tiêu nâng giá hồ tiêu lên 10 ringgit/kg trong bối cảnh sản lượng tiêu của Malaysia dự kiến sẽ giảm 10% đến 20% trong năm 2020.
Tại thị trường hạt tiêu trong nước giá hạt tiêu đen biến động tăng trong tháng 10 năm 2020. Giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu tăng 3.500 đồng/kg lên mức 54.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắc Nông tăng 3.500 đồng/kg lên 53.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 4.000 đồng/kg lên 52.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai tăng 4.000 đồng/kg lên 52.500 đồng/kg.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho rằng thị trường hồ tiêu dù chưa thể tăng bật trở lại nhưng cũng có dấu hiệu tích cực sau khi nhiều quốc gia gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, đặc biệt với thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, Ấn Độ.
Hơn nữa, Trung Quốc đẩy mạnh mua hồ tiêu sau thời gian nhập khẩu cầm chừng trong 3 tháng (tháng 6, 7, 8); đồng thời Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU đã và đang mở ra nhiều cơ hội khác cho ngành hồ tiêu.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo trong tháng 11/2020, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ thuân lợi hơn khi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Ấn Độ đang có dấu hiệu phục hồi, giá xuất khẩu có xu hướng tăng.
Giá tiêu thế giới trái chiều
Hôm nay 6/11/2020, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 130,3Rupi/tạ, tương đương 0,38% về mức 34.233,35 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 9/2020 lại tăng 200 Rupi/tạ, tương đương 0,58% lên ngưỡng 34.700 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
34233.35 |
-130.3 |
-0.38 |
0 |
34363.65 |
34233.35 |
34363.65 |
34363.65 |
9/2020 |
34700 |
+200 |
0.58 |
0 |
34700 |
34700 |
34700 |
34500 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/2013 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Tiêu Kampot chủ yếu được trồng ở tỉnh Kep và huyện Kampong Trach của tỉnh Kampot, Campuchia. Năm 2010, Tổ chức Thương mại Thế giới đã trao chứng nhận Chỉ dẫn Địa lí (GI) cho mặt hàng này, giúp ngành công nghiệp hồ tiêu phát triển hơn nữa.
Ông Nguon Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA), cho biết, 68 trong tổng số 447 hộ gia đình thành viên của Hiệp hội đã bỏ vụ mùa vừa qua, chiếm đến 40% tương đương 290ha tổng diện tích canh tác.
Theo ông Lay, lí do mà một số hộ gia đình rời khỏi KPPA đưa ra là do họ không có kĩ thuật chăm sóc dẫn đến cây tiêu chết hàng loạt, The Phnom Penh Post đưa tin.
Việc nhiều thành viên trong Hiệp hội rời đi đã tác động lớn đến việc cung cấp các sản phẩm hạt tiêu Kampot sang thị trường quốc tế, đây là vấn đề mà KPPA hiện đang phải đối mặt.