Chờ...

Giá tiêu hôm nay 7/1/2021: Bất ngờ lao dốc 500-1.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu trong nước ngày 7/1 giảm mạnh 500- 1.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm ở Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới trái chiều.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 54.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  52.000 đồng/kg  tại Gia Lai và Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg về mức 53.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm mạnh 1.000 đồng/kg, dao động về  ngưỡng 52.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 54.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng 53.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động về  mức 52.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

53,000

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

52,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

53,000

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

54.000

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

53, 500

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

52,000

-1.000

Giá tiêu hôm nay 7/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Nhu cầu tiêu thụ đang ở mức thấp do các nước bước vào kỳ nghỉ đón năm mới 2021 kéo theo giá tiêu tháng 12 giảm mạnh.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, cuối tháng 12, giá tiêu đen trong nước giảm so với cuối tháng 11/2020. Ngày 28/12, giá hạt tiêu đen giảm từ 2.000 - 4.000 đồng/kg (tương đương mức giảm từ 3,6 - 6,8%) so với ngày 30/11/2020.

Mức giảm thấp nhất 3,6% tại tỉnh Đồng Nai; mức giảm cao nhất 6,8% tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xuống mức 53.000 – 54.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng giảm 6.000 đồng/kg, xuống mức 72.000 đồng/kg, nhưng tăng mạnh so với mức giá 63.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2019.

Tại cảng khu vực TP HCM, ngày 30/12, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu cùng tăng 50 USD/tấn (tăng 1,78%) so với ngày 30/11/2020, lên mức 2.855 USD/tấn và 2.936 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 50 USD/tấn, lên mức 4.425 USD/tấn.

Ở thị trường thế giới, nguồn cung hạt tiêu mới chưa có, lượng tồn kho giao dịch ít. Nguồn cung bị gián đoạn do giá cước tàu tăng, doanh nghiệp phải thỏa thuận với khách hàng về việc giao hàng.

Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ ở mức thấp do các nước bước vào kỳ nghỉ đón năm mới 2021. Cuối tháng 12, giá hạt tiêu xuất khẩu tại Brazil và Malaysia ổn định so với cuối tháng 11/2020, trong khi giá tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc tăng.

Tại Brazil, ngày 30/12 giá hạt tiêu đen xuất khẩu ổn định so với ngày 30/11/2020, giao dịch ở mức 2.800 USD/tấn.

Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 30/12 giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định ở mức 3.675 USD/tấn và 4.900 USD/tấn.

Tại cảng Kochi (Ấn Độ), ngày 29/12 giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 55 USD/tấn (tăng 1,2%) so với ngày 30/11/2020, lên mức 4.825 USD/tấn.

Giá tiêu thế giới trái chiu

Hôm nay 7/1/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 92,3 Rupi/tạ, lên mức 34.800 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020  giảm 50 Rupi/tạ, về ngưỡng 35.350Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

34800

+92.3

0.27

0

34800

34707.7

34707.7

34707.7

12/2020

35350

-50

-0.14

0

35350

35350

35350

35400
 

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Công ty Nguong Aik Sdn Bhd, nhà xuất khẩu tiêu hàng đầu Sarawak (Malaysia), đã xuất khẩu khoảng 2.000 tấn hạt tiêu trong năm 2020, chủ yếu sang bán đảo của Malaysia, Singapore và Trung Quốc.

Lạc quan về triển vọng thị trường tiêu toàn cầu trong 2 - 3 năm tới, ông William SC Yii, Giám đốc công ty dự đoán rằng, sản lượng tiêu toàn cầu sẽ tiếp tục giảm do các nước sản xuất hàng đầu không thực hiện trồng mới và việc bảo trì các trang trại tiêu còn khá yếu kém.

Nếu tình hình này tiếp tục diễn ra trong hai đến ba năm tới thì tình trạng dư thừa nguồn cung trên toàn cầu như hiện nay có thể sẽ bị đảo ngược, The Star đưa tin.

Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ hiện tại của thế giới ước tính vào khoảng 400.000 tấn/năm, trong khi nguồn cung là 500.000 tấn, dẫn đến dư thừa khoảng 100.000 tấn.