Giá tiêu hôm nay 9/12 đi ngang, giá cao nhất ở ngưỡng 62.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 59.000 đồng/kg tại Đồng Nai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong mức 60.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 59.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 61.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 59.0000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
60,500 |
-500 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
59,500 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
60,500 |
-500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
62,000 |
-1.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
61.000 |
-1.000 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
59, 000 |
-1.000 |
Giá tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ, giảm 500 đồng/kg ở Tây Nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Sau đợt tăng nhẹ để xả hàng như vừa qua, giá tiêu trong nước bắt đầu suy giảm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 11/2022 đạt 16 nghìn tấn với giá trị đạt 58 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 11 tháng năm 2022 đạt 208 nghìn tấn và giá trị đạt 895 triệu USD, giảm 15,4% về khối lượng nhưng tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, dữ liệu của Tổng cục Hải quan thể hiện, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 10/2022 đạt 17.596 tấn tiêu các loại, tăng 3.732 tấn, tức tăng 26,92 % so với tháng trước và tăng 938 tấn, tức tăng 5,63% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, xuất khẩu tháng 11/2022 đã suy giảm trở lại.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát phiên giao dịch ngày 9 /12,Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 0,03% chốt tại 3.804 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 giữ nguyên mức 2.625 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok giảm xuống 5.992 USD/tấn sau khi mất 0,03%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn. Tại Việt Nam, giá tiêu đen giao dịch ở 3.150 - 3.250 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng ở mức 4.600 USD/tấn. Như vậy, IPC liên tục hạ giá tiêu tại Indonesia, giữ nguyên ở những thị trường còn lại.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), trong 5 năm qua, giá tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm. Năm 2015, giá tiêu đen đạt đỉnh 10.000 USD/tấn (FOB) và 14.000 USD/tấn (FOB) đối với tiêu trắng, điều này đã dẫn đến việc mở rộng diện tích trồng tiêu ở hầu hết các nước sản xuất.
Do sự bùng nổ về diện tích, ngành gia vị thế giới đã chứng kiến sự sụt giảm về giá tiêu trong giai đoạn 2019 đến đầu năm 2020, với mức giảm 4 - 5 lần so với năm 2016.
Giá tiêu toàn cầu đã bắt đầu tăng trở lại kể từ tháng 4/2020. Tuy nhiên, giá đã bắt đầu giảm một lần nữa kể từ đầu năm 2022 do nhu cầu yếu bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc - nhà nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ hai thế giới đóng cửa do COVID-19, khiến áp lực giảm giá đè nặng lên thị trường.
Hiện nay, Brazil đang chào bán tiêu với giá thấp nhất trong số các nước trồng tiêu, trong khi tiêu Malaysia được bán với giá tốt hơn và Ấn Độ giao dịch tiêu đen với giá gấp đôi so với Brazil.
Trong khi đó, giá tiêu trắng cũng có xu hướng tương tự. Trên thị trường thế giới, tính đến ngày 15/11, giá tiêu Brazil đang được chào bán ở mức 2.575 USD/tấn, giảm so với mức 2.600 - 2.650 USD/tấn trong tháng 10.
Mức giá này cũng thấp hơn đáng kể so với 3.100 - 3.200 USD/tấn đối với tiêu đen 500 - 550 g/l của Việt Nam và mức giá 3.642 USD/tấn của Indonesia.
Còn so với đầu năm nay, hiện giá tiêu đen của Brazil đã giảm hơn 37%, Việt Nam giảm 26 - 27% và Indonesia giảm 15,8%.