Giá tiêu hôm nay 10/8 đứng yên, giá cao nhất ở ngưỡng 74.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.500 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 72.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 74.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 73.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 71.5000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
72,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
71,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
72,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
74,500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
73.500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
71, 500 |
0 |
Thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, thị trường tuần trước cho thấy chiều hướng tích cực, khi chỉ có tiêu trắng Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế ghi nhận sự sụt giảm.
Ở khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục xu hướng tăng trong do đồng Rupee Ấn Độ tăng 1% so với USD (78,94 INR/USD). Còn giá tiêu nội địa Sri Lanka ghi nhận sự ổn trong tuần trước sau 2 tuần tăng liên tiếp.
Tại Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia tiếp tục tăng trong tuần trước. Hải quan Bangka cho biết xuất khẩu tiêu trắng năm nay ít hơn năm trước do thiếu hàng. Trong khi đó, giá tiêu Malaysia giao dịch trong nước và quốc tế ổn định và không thay đổi.
Còn giá tiêu đen Việt Nam giao dịch nội địa và quốc tế tăng trong tuần trước. Trong khi đó, giá tiêu trắng nội địa Việt Nam ổn định. Giá tiêu trắng quốc tế của Việt Nam ghi nhận chiều hướng giảm.
Thị trường Hoa Kỳ ghi nhận khối lượng vận tải ít hơn. Tình hình được dự báo vẫn tiếp tục khó khăn do sự bất ổn của lạm phát toàn cầu. Tiêu trắng Muntok ở mức 7.500 USD theo CF tháng 8/tháng 9.
Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tháng 7/2022 Việt Nam đã nhập khẩu 4.451 tấn, trong đó tiêu đen đạt 4.313 tấn, tiêu trắng đạt 138 tấn. So với tháng 6 lượng nhập khẩu tăng 29,1%, kim ngạch tăng 26,5%. Brazil và Campuchia tiếp tục là 2 quốc gia cung cấp chủ yếu cho Việt Nam. Trong khi đó, Trân Châu, Thái Sang, Gia vị Sơn Hà, Quỳnh Trung là các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu trong tháng 7/2022.
Lũy tiến từ tháng 1 đến tháng 7/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 25.750 tấn, trong đó tiêu đen đạt 22.385 tấn, tiêu trắng đạt 3.392 tấn, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng 37,8% tương đương 7.066 tấn.
Đứng đầu nhập khẩu trong VPA là Olam đạt 8.312 tấn, so cùng kỳ giảm 1,7%; tiếp theo là Trân Châu: 2.741 tấn, tăng 436,4%; KSS: 1.343 tấn, tăng 6,3%; Gia vị Sơn Hà: 1.326 tấn, giảm 23,9%. 3 doanh nghiệp ngoài VPA có lượng nhập khẩu lớn từ Campuchia là Thái Sang: 3.160 tấn, Quỳnh Trung: 2.450 tấn, Hồng Vũ: 2.024 tấn.
Campuchia, Brazil và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam, tổng lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 88,6%, trong đó nhập khẩu từ Campuchia tăng 155,1%, từ Brazil tăng 32,1% và từ Indonesia giảm 36,5%. Indonesia là quốc gia cung cấp chủ yếu tiêu trắng cho Việt Nam đạt 3.125 tấn.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Tình hình bất ổn tại Sri Lanka ngày một leo thang khi mới đây tổng thống và thủ tướng nước này buộc phải từ chức.
Trước thông tin này, một số ý kiến cho rằng ngành hồ tiêu Việt Nam sẽ được hưởng lợi tại Ấn Độ bởi thời gian qua, Sri Lanka và Việt Nam là hai nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho nước này.
Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tiêu của Việt Nam vào thị trường Ấn Độ trong năm 2022 bắt đầu tăng mạnh. Trong khi đó, Sri Lanka đã có dấu hiệu hụt hơi sau một năm bứt tốc mạnh mẽ.
Theo số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tiêu của Ấn Độ đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 22.260 tấn.
Trong đó, Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu tiêu vào Ấn Độ với 6.964 tấn, tăng mạnh 78,1% so với cùng kỳ và chiếm 31% tỷ trọng. Sri Lanka đứng thứ hai với 5.951 tấn, tăng 6,8% và chiếm 27% tỷ trọng.
Việc Sri Lanka đang trong tình trạng khủng hoảng đã mở ra cơ hội để Việt Nam vươn lên giành lại vị trí số một về thị phần tiêu tại Ấn Độ sau khi để mất vị trí này vào tay Sri Lanka vào năm ngoái.