Chờ...

Giá tiêu ngày 11/2/2022: tiếp tục tăng mạnh

(VOH) - Giá tiêu ngày 11/2 tăng thên 500 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ. Thị trường bắt đầu sôi động trở lại và là ngày tăng thứ 3.

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục tăng, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 84.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 81.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 82.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai không đổi, dao động ở ngưỡng 81.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  84.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 83.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 82.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

82,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

81,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

82,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

84,500

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

83,500

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

82, 000

+500

Giá tiêu hôm nay 11/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Trước và sau Tết Nguyên đán là thời điểm nông dân các tỉnh Đông Nam Bộ bắt đầu vụ thu hoạch tiêu. Thế nhưng năng suất giảm, giá nhân công cao, vụ thu hoạch tiêu đầu năm của bà con kém vui.

Tại huyện Bù Đốp, vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Bình Phước, nông dân bắt đầu thu hoạch ngay sau những ngày nghỉ Tết.

Giá tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện đang dao động từ 81.000-85.000 đồng/kg.

So với giá tiêu trung bình năm ngoái ở mức 43.000 đồng/kg, giá tiêu đầu vụ năm nay cao gần gấp đôi. Thế nhưng, năng suất tiêu lại tăng giảm không đồng bộ giữa các vùng trồng.

Cũng theo bài báo, vụ thu hoạch tiêu đầu năm nay ở huyện Đồng Phú, Bình Phước không còn cảnh nhộn nhịp như những năm trước. Không chỉ năng suất giảm mà giá nhân công thu hoạch cũng tăng cao khiến nhiều người trồng tiêu gặp khó.

Giá công hái tiêu hiện tăng lên khoảng 250.000 đồng/ngày. Tình trạng thiếu công hái cũng làm đau đầu nhiều nông dân ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Tuy giá tiêu năm nay tăng cao nhưng giá nhân công và giá vật tư nông nghiệp cùng tăng. Nhiều lao động nông thôn đi làm công nhân ở các khu công nghiệp tại huyện Xuân lộc và Long Khánh.

Vì thế, vụ thu hoạch tiêu đã đến, tiêu đang chín nhiều nhưng người thu hoạch thì khan hiếm.

Hiện nhiều nông dân đã chặt bỏ hồ tiêu ở các vườn già cỗi, để chuyển sang cây trồng khác. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người gắn bó với cây hồ tiêu, xem đây là cây trồng chủ lực.

CTCP Đầu tư Xuất nhập khẩu Phúc Thịnh (PTEXIM Corp) dự kiến sản lượng hồ tiêu toàn cầu sẽ ở mức 533.000 tấn trong năm 2022, giảm nhẹ so mức 538.000 tấn của năm 2021.

Trong đó, sản lượng của Việt Nam giảm 10-15% so với năm trước xuống còn 200.000 tấn; sản lượng của Ấn Độ dự kiến giảm xuống còn 60.000 tấn; Indonesia là 50.000 tấn; riêng Brazil tăng 10-15% lên mức 105.000 tấn.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm sản lượng tại Việt Nam và một số nước sản xuất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và giá tiêu xuống thấp trong giai đoạn 2018-2020 khiến nông dân giảm đầu tư, chăm sóc, dẫn đến diện tích và năng suất giảm.

Đồng thời, tác động của dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng thiếu nhân công. Sản lượng giảm cũng kéo theo sự sụt giảm của lượng hàng tồn kho.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 11/2/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2022 được dự đoán đạt 533.000 tấn, giảm nhẹ so mức 538.000 tấn của năm 2021.

Sản lượng của Việt Nam dự kiến đạt 200.000 tấn (giảm 10-15%), sản lượng tiêu của Ấn Độ ước đạt 60.000 tấn, Indonesia là 50.000 tấn, trong khi Brazil tăng lên mức 105.000 tấn (tăng 10-15%).

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm sản lượng tại Việt Nam và một số nước sản xuất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và giá tiêu xuống thấp trong giai đoạn 2018-2020 khiến nông dân giảm đầu tư, chăm sóc, dẫn đến diện tích và năng suất giảm.

Đồng thời tác động của dịch COVID-19 dẫn đến tình trạng thiếu nhân công. Sản lượng giảm cũng kéo theo sự sụt giảm của lượng hàng tồn kho.

Đại dịch Covid-19, gần đây nhất là việc xuất hiện biến chủng Omicron tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế toàn cầu. Chính sách "zero Covid" của Trung Quốc cũng tác động không nhỏ tới thị trường.