Giá tiêu ngày 12/10/2022: Việt Nam trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc

(VOH)-Giá tiêu ngày 12/10 ổn định. Vượt qua Indonesia, VN trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 triệu USD, giảm 32% so với năm ngoái.

Giá tiêu hôm nay 12/10 đi ngang, giá cao nhất ở ngưỡng 62.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  60.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 61.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 60.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 62.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 62.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 61.5000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

61,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

60,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

61, 000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

62,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

62.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

61, 500

0

Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường hồ tiêu vẫn gặp khó khăn trong bối cảnh xuất khẩu suy giảm và đồng USD neo ở mức kỷ lục 20 năm nay.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong tháng 8, Việt Nam đã vượt qua Indonesia, trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 triệu USD, giảm 32% so với tháng 8/2021.

Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng thị phần lớn thuộc về các thị trường như Indonesia, Việt Nam, Brazil, Italy, Malaysia, Ấn Độ.

Riêng tháng 8, Việt Nam đã vượt qua Indonesia, trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 triệu USD, giảm 32% so với tháng 8/2021.

Tính chung 8 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt gần 9,5 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 28,1% trong 8 tháng đầu năm 2021 lên 31,4% trong 8 tháng đầu năm 2022.

Còn trong tháng 8, Indonesia tụt xuống vị trí nhà cung cấp hạt tiêu lớn thứ 2 cho Trung Quốc, kim ngạch đạt 895 nghìn USD, giảm 48% so với tháng 8/2021.

Hiện nay, lượng hạt tiêu tồn kho ở Việt Nam ước đạt 80.000 - 100.000 tấn, khối lượng tương đối cao trong bối cảnh xuất khẩu giảm. Hiện, thương lái Trung Quốc và các nhà xuất khẩu hạt tiêu lớn ở Việt Nam đang trong trạng thái chờ đợi.

Thời điểm hiện tại, giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 11/10 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 10/10 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.720 USD/tấn, giảm 0,43%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.600 USD/tấn, tăng 1,92%

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.021 USD/tấn, giảm 0,42%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Đầu tháng 10/2022, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng giảm. Theo báo cáo của Ấn Độ, giá hạt tiêu của nước này liên tục giảm trong gần 1 tháng qua.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Thế giới, ngày 7/10/2022, giá hạt tiêu đen và trắng tại Indonesia ở mức 3.824 USD/tấn và 6.214 USD/tấn, một số nhà sản xuất đã quay trở lại mua hàng.

Tại Brazil, giá hạt tiêu đen ở mức 2.550 USD/tấn. Tại Malaysia, giá hạt tiêu đen và trắng ở mức 5.100 USD/tấn và 7.300 USD/tấn. Tại Việt Nam, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l ở mức 3.250 USD/tấn và 3.350 USD/tấn, hạt tiêu trắng ở mức 4.850 USD/tấn.

Dự báo, giá hạt tiêu thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm do nhu cầu giảm ở nhiều quốc gia, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc. Đồng USD neo cao đang kìm hãm xuất khẩu các nước.

Bình luận