Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giá tiêu ngày 12/7: Tăng 500 đồng/kg tại Gia Lai

(VOH) - Giá tiêu ngày 12/7 tăng 500 đồng/kg tại Gia Lai, giá tiêu tại các địa phương khác ổm định. Giá tiêu thế giới đi ngang.

Thị trường trong nước đang trầm lắng trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng tại các địa phương phía Nam.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 75.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  72.500 đồng/kg  tại  Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 72.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng 75.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  không đổi, dao động ở ngưỡng 74.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  ổn định, dao động ở  ngưỡng 73.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

74,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

72,5 00

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

74,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75.500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

74, 500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

73,000

0

 

Giá tiêu hôm nay 12/7/2021
Ảnh minh họa: internet

Thị trường trong nước đang đi ngang nhiều ngày liên tiếp, và chờ đợi dòng tiền xuất khẩu quay trở về để tiếp tục thực hiện các đơn hàng tháng tới. Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 6/2021 đạt 34 nghìn tấn, trị giá 120 triệu USD, tăng 21,6% về lượng và tăng 25,2% về trị giá so với tháng 5/2021, so với tháng 6/2020 tăng 68,5% về lượng và tăng 156,9% về trị giá. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 155 nghìn tấn, trị giá 500 triệu USD, giảm 6,7% về lượng, nhưng tăng 40,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam thời gian tới sẽ khá thuận lợi do nhu cầu từ phía đối tác tăng. Giá hạt tiêu có xu hướng tăng do nguồn cung khan hiếm.

Tuy nhiên, mới đây nhất, đoàn kiểm tra của các cơ quan chức năng Việt Nam cho thấy: Giá cước trước thời điểm tháng 10/2010 từ Việt Nam đi châu Âu khoảng 1.420 USD/container 20 feet, từ Việt Nam đi Mỹ (cảng Los Angeles) là 700-1.000 USD/container 20 feet. Tới tháng 12/2020, giá cước đã tăng lần lượt lên 5.400 USD/container 20 feet và 5000 USD/container 20 feet. Tới tháng 3-4/2021, giá cước đã tăng lần lượt lên tới 6.500 – 8.000 USD/container 40 feet, khoảng 6.000 – 7.000 USD/container 20 feet, tăng gấp 5-7 lần so với cuối năm 2020. Hiện giá cước vẫn chưa có dấu hiệu ngừng tăng. Nguyên nhân là lượng container rỗng bị hút về phía Trung Quốc.

Với tốc độ tăng kinh khủng như trên thì việc tăng giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong đó có hồ tiêu cũng chỉ đủ chi phí cho vận tải. Lúc này, các đơn vị xuất khẩu cũng không “vui vẻ” gì, trong khi đó, giá tiêu tăng cao, liệu nông dân có phải là người được hưởng lợi nhiều nhất?

Thực tế, giá tiêu nội địa có lúc tăng 1,5 lần trong vụ vừa qua. Nhìn chung vụ năm nay người nông dân có lãi, nhưng không đều. Vì có rất nhiều diện tích mất mùa, nhà vườn nhìn tiêu tăng mà “rớt nước mắt” vì không có hàng để bán. Nhưng, số lãi của người trồng tiêu, họ chưa cầm được bao lâu thì phải đối mặt với giá trụ tiêu, dây giống, và đặc biệt phân bón tăng phi mã.

Chi phí tái đầu tư vụ mới ngày càng cao khiến cuộc chiến giá cả ngày càng khốc liệt. Người nông dân liệu có vui vẻ khi giá tiêu tăng cao???

Giá tiêu thế giới đi ngang

Hôm nay 12/7/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ đi ngang ở mức 42.000 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2021 ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 10/7: Tăng 500 đồng/kg tại Gia Lai 2

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 1/7/2021 đến ngày 7/7/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,99 VND/INR.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tình hình tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu trong những tháng đầu năm nay không có biến động mạnh.

Theo đó, Mỹ và các nước Ả Rập tiếp tục tăng nhập khẩu trong khi Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu lại giảm đáng kể lượng mua vào.

Về xu hướng tiêu dùng, các nhà nhập khẩu lớn đang chuyển sang nhập khẩu hạt tiêu đã xay hoặc nghiền và giảm đối với tiêu nguyên hạt.

Trong khi đó, việc xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tương đối hạn chế trong những tháng đầu năm nay khiến các nhà nhập khẩu phần nào chuyển hướng sang các nguồn cung cấp khác như Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Campuchia,...

Bình luận