Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 13/10: Vọt tăng sốc 1.000-1.500 đồng/kg do đại lý đẩy giá thu gom mạnh

(VOH) - Giá tiêu ngày 13/10 đồng loạt tăng mạnh 1.000- 1.500 đồng/kg do các đại lý đẩy giá thu gom mạnh, nguồn cung khan hiếm, dự báo xuất khẩu tiêu tháng 10 sẽ bùng nổ.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất chạm ngưỡng 86.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  84.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg , dao động trong  mức 85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 1.500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 86.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 85. 500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

86,000

+1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

85,500

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

86,000

+1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

88.000

+1.500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

87,000

+1.500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

85,000

+1.000

Giá tiêu hôm nay 13/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay giá tiêu trong nước tăng 1.000 tại các tỉnh Tây Nguyên, tăng 1.500 đồng/kg tại khu vực Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm hôm qua. 2 ngày đầu tuần, khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu tăng đến 3.000 đồng/kg.

Theo Dân Việt, giá thu mua tiêu tại một số đại lý liên tục được đẩy lên cao. Đơn cử, tại Công ty TNHH Hoàng Hân, xã Phú Hậu, huyện Krông Năng (Đắk Lắk), giá tiêu xô mua vào ngày 12/10 niêm yết ở mức 89.200 đồng/kg. Bà con cho biết, đây là mức giá tiêu cao chót vót, chưa từng có trong vòng 4 năm qua.

Những ngày gần đây giá hạt tiêu liên tục tăng nóng, lập đỉnh mới khiến nông dân trồng tiêu rất phấn khởi. Hiện các vùng trồng tiêu đang vào cuối vụ đậu trái, giá tiêu tăng giúp bà con đầu tư trồng tiêu tốt hơn, trồng an toàn theo hướng hữu cơ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Điều này mang đến kỳ vọng, sản lượng tiêu năm sau sẽ tăng sau 2 năm bị sụt giảm nghiêm trọng.

Lý giải về việc giá tiêu tại các đại lý liên tục tăng cao, một số chuyên gia cho biết, chủ yếu là do nguồn cung khan hiếm và một số doanh nghiệp, thương nhân đẩy mạnh thu mua để phục vụ đơn hàng cuối năm.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 9 năm 2021 Việt Nam xuất khẩu được 15.336 tấn, kim ngạch đạt 61,84 triệu USD. So với tháng 8, lượng xuất khẩu giảm 13%, kim ngạch giảm 7%. Như vậy, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.

Lũy tiến từ 1/1 đến 30/9/2021, Việt Nam đã xuất khẩu được 212.983 tấn kim ngạch đạt 719,16 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 lượng xuất khẩu giảm 3,2% tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 47%.

Đứng đầu xuất khẩu Hồ tiêu 9 tháng năm 2021 tiếp tục là công ty Trân Châu với lượng xuất khẩu đạt 19.749 tấn, giảm 9,9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là các doanh nghiệp: Olam: 18.511 tấn, tăng 7,4%; Nedspice: 14.170 tấn tăng 8,5%; Phúc Sinh: 13.455 tấn, giảm 19,9%; Haprosimex JSC: 10.137 tấn, giảm 8,5%; Liên Thành: 8.559 tấn, tăng 39,5%,… Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu: Olam: 3.377 tấn; Nedspice: 2.863 tấn; Liên Thành: 2.430 tấn, Trân Châu: 1.956 tấn, Phúc Sinh: 1.385 tấn, Hoàng Gia Luân: 1.182 tấn,…

Cước vận tải biển Mỹ - Trung giảm sâu sau khi liên tục lập đỉnh hồi đầu tháng 9 khi mùa vãn khách đến gần và tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc làm chậm hoạt động sản xuất.

Chi phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến Bờ Tây Mỹ giảm từ 15.000 USD xuống còn hơn 8.000 USD. Cước giao ngay tới Bờ Đông Mỹ giảm hơn 1/4, từ hơn 20.000 USD xuống chưa đến 15.000 USD.Trước đại dịch, mức chi phí trên chỉ khoảng 1.500 USD.

Dù còn nhiều bất đồng về dự báo giá cước vận tải dịp cuối năm nhưng các doanh nghiệp hy vọng sẽ giảm dần do tăng trưởng xuất khẩu có thể chững lại trong quý IV - mùa vãn khách của vận tải biển xuyên đại dương.

Giá cước vận tải đi xuống, các chi phí phát sinh vì Covid-19 (xét nghiệm, 3 tại chỗ...) giảm khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát sẽ giúp giá nông sản xuất khẩu hạ xuống, trong đó có hồ tiêu.

Tuy nhiên, chuyên gia nhận định giá tiêu sẽ tăng bền vững. Bởi nguồn cung tiếp tục giảm sút, trong khi nhu cầu thế giới cao do vào mùa lễ tết cuối năm.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Nhập khẩu của châu Mỹ tăng 11,7% trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam đạt 46.996 tấn, tăng 11,8% so cùng kỳ. Xuất khẩu cũng tăng ở các thị trường Canada, Guatemala, El Salvador… Khu vực châu Âu nhập khẩu tăng 3,2%, đứng đầu là các thị trường Đức: 9.230 tấn, tăng 6,8%; Hà Lan 7.184 tấn, tăng 22,3%; Anh: 4.545 tấn, tăng 7,2%,… Nhập khẩu cũng tăng ở Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Bỉ,… nhưng giảm ở Nga, Ireland, Ba Lan, Tây Ban Nha, Ucraina, Isarel,….

Trong khi đó, nhập khẩu của châu Á giảm 7,2% trong đó nhập khẩu của Trung Quốc giảm 8,9% đạt 36.737 tấn. Đứng thứ 2 là thị trường Ả Rập đạt 13.579 tấn tăng 35,9%; Ấn Độ 10.990 tấn, tăng 2,2%; Pakistan: 9.549 tấn, tăng 11,5%; Các thị trường có lượng nhập khẩu tăng: Hàn Quốc, Iran, Papua New Guinea,… và giảm ở Philippine, Thái Lan, Nhật Bản,…

Ở khu vực châu Phi nhập khẩu giảm 32,6% trong đó đứng đầu là Ai Cập nhập 4.705 tấn, giảm 38,3%. Nhập khẩu cũng giảm ở Nam Phi, Senegal, Gambia, Tunisia,… Các nước nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu: Đức: 4.205 tấn, Mỹ: 3.345 tấn, Hà Lan: 2.464 tấn, Trung Quốc: 2.362 tấn, Thái Lan: 1.327 tấn…

Bình luận