Chờ...

Giá tiêu ngày 14/8: Tăng 5.000 đồng/kg so với đầu tháng

(VOH) Giá tiêu ngày 14/8  đi ngang tại hầu hết các địa phương, nhưng giá ở Tây Nguyên tăng trung bình 5.000 đồng/kg, ở Đông Nam Bộ tăng trung bình 4.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 79.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  76.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo)  đi ngang, dao động trong  mức 78.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai không đổi , dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động trong ngưỡng 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động ở ngưỡng 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  đi ngang, dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

76,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

79.500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

78,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

76,000

0

Giá tiêu hôm nay 14/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Đợt tăng giá tiêu nội địa lần này được ghi nhận từ ngày 4/8 cho đến nay đã đẩy giá ở Tây Nguyên tăng trung bình 5.000 đồng/kg, ở Đông Nam Bộ tăng trung bình 4.000 đồng/kg. Đây là điều được thị trường dự báo trước, khi trải qua tháng 7 ảm đạm vì giãn cách xã hội.

Giá tiêu trong nước được thúc đẩy một phần bởi giá tiêu xuất khẩu tăng 200 USD/tấn kể từ đầu tháng. Nguyên nhân vẫn do thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và bù đắp chi phí vận tải tăng cao.

Đánh giá về thị trường, chuyên gia nhận định đợt tăng giá tiêu trong nước lần này là bền vững, bởi sự thiếu hụt lượng tiêu dự trữ, và nguồn cung tiêu giá rẻ trong nước đã cạn kiệt.

Tương lai của thị trường phụ thuộc rất lớn vào công tác chống dịch Covid-19 hiện nay. Sang tuần sau, kỳ hạn giãn cách thêm 14 ngày với các tỉnh thành phía Nam sẽ kết thúc. Nhiều địa phương đặt mục tiêu không chế dịch trước trung tuần tháng 9/2021. Theo dự đoán của chuyên gia, khi giá tiêu cán mốc 80.000 đồng/kg sẽ có đợt điều chỉnh nhẹ.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giảm 33,35 rupee/tạ, ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu nội địa Ấn Độ liên tục giảm nhẹ từ đầu thanngs 8/2021 đến nay.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 07/2021 đạt 26.339 tấn hạt tiêu các loại, giảm 6.816 tấn, tức giảm 20,56 % so với tháng trước nhưng lại tăng 8.337 tấn, tức tăng 46,31 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 95,13 triệu USD, giảm 23,57 triệu USD, tức giảm 19,85 % so với tháng trước nhưng lại tăng 50,26 triệu USD, tức tăng 112,03 % so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 7 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 180.210 tấn tiêu các loại, giảm 4.307 tấn, tức giảm 2,33 % so với khối lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2020.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 591,47 triệu USD, tăng 191,19 triệu USD, tức tăng 47,76 % so với cùng kỳ.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 07/2021 đạt 3.612 USD/tấn, tăng 0,89 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 06/2021.

Theo các nhà quan sát, giá tiêu trong tháng 7 tiếp tục tăng nhẹ với tỷ lệ khá ổn định nhưng sức bán xuất khẩu chùng lại do những hạn chế khách quan vì dịch bệnh covid-19. Điều này còn kéo dài qua tháng 8 do các cảng xuất khẩu ở phía nam nước ta tạm thời nhận hàng đi Âu – Mỹ với khối lượng hạn chế vì hàng xuất khẩu bị dồn ứ quá mức.

Giới thương nhân cho rằng nhu cầu tăng mua của thị trường phía bắc cho kỳ Lễ Quốc Khánh sắp tới sẽ giúp giảm bớt sự dồn ứ này. Trong khi các nước sản xuất hồ tiêu chính ở Đông Nam Á đã cạn kiệt lượng hàng vụ cũ và họ cũng bắt đầu thu hoạch vụ mùa mới năm nay trong bối cảnh phải thực hiện giãn cách xã hội.

Giá tiêu thế giới đi ngang

Hôm nay 14/8/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ đi ngang ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ổn định ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 5/8/2021 đến ngày 11/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 312,13 VND/INR. Như vậy giá tiêu nội địa của Ấn Độ có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian qua.

Trong những ngày đầu tháng 8/2021, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tại Ấn Độ giảm so với cuối tháng 7/2021. Trong khi đó, giá xuất khẩu của Brazil ổn định, còn giá xuất khẩu của Indonesia, Malaysia và Việt Nam lại tăng.

Dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu thế giới sẽ được hỗ trợ do thiếu hụt nguồn cung tạm thời từ Việt Nam.

Hiện tại, giá cước phí tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến một lượng hạt tiêu xuất khẩu vẫn đang ùn ứ tại các cảng phía Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn cung hạt tiêu được bù đắp khi các nước như Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Brazil và Campuchia bước vào vụ thu hoạch mới vào tháng 7 và tháng 8.

Trong quý III/2021, giá hạt tiêu thế giới được dự đoán sẽ giữ ổn định ở mức cao, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).