Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 16/4: Tiếp tục sụt giảm thêm 1.000 đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 16/4 tiếp tục sụt giảm 1.000 đồng/kg trên diện rộng. Đây là phiên thứ 3 giảm liên tiếp, mất trung bình 2.000 – 2.500 đồng/kg, trong khi giá tiêu Ấn Độ tăng trở lại.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 71.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  66.000 đồng/kg  tại Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm1.000 đồng/kg , về mức 69.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 66.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  ) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng  giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 68.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

69,500

-1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

66,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

69,500

-1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

71.500

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

70, 500

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

68,000

-1.000

Giá tiêu hôm nay 16/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Như vậy giá tiêu trong nước có phiên thứ 3 liên tiếp giảm trên diện rộng, mất trung bình 2.000 – 2.500 đồng/kg. Theo nhận định, sau khoảng thời gian vài tuần giá chững lại thì hiện tại những người đầu cơ vay tiền để trữ tiêu đã bắt đầu “nóng ruột” và xả hàng. Xét trên bình diện các thị trường hàng hóa thế giới đang được hưởng lợi, vì chứng khoán Mỹ sụt giảm. Dòng tiền đổ về hàng hóa, hiện các mặt hàng nông sản có giá tăng tốt. Trong khi thị trường tiêu Việt Nam vẫn 1 mình 1 hướng, và rất khó đoán định khi nào đợt suy giảm này kết thúc. Nhiều người lạc quan dự đoán giá giảm xuống mốc kháng cự 68.000 đồng/kg sẽ bật tăng trở lại. Tuy nhiên, ngay cả những chuyên gia nhiều kinh nghiệm cũng chưa đưa ra câu trả lời cụ thể, vì thị trường tiêu trong nước luôn bị chi phối bởi rất nhiều vấn đề.

Tại cuộc họp Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) Quý I/2021, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VPA nhận định việc giá tiêu tăng mạnh thời gian qua không tương xứng với mặt bằng chung toàn cầu.

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam thu hoạch trên dưới 60%, dự kiến cuối tháng 4 sẽ thu hoạch xong.

Sản lượng năm 2021 ước tính giảm do diện tích giảm và năng suất thấp dưới sự ảnh hưởng của biến đổi thời tiết nhưng được bù lại bởi một số vườn tiêu đang trong giai đoạn cho năng suất tốt. Theo đánh giá, sản lượng có thể giảm trên dưới 25%.

Ông Vũ Văn Hải, Phó Chủ tịch VPA cho biết doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn trước diễn biến khó lường của thị trường. Mặc dù có nhiều dự báo về mức sản lượng nhưng con số đó chỉ mang tính tương đối.

Tuy nhiên, trước những thông tin từ mạng xã hội cho rằng sản lượng toàn cầu giảm mạnh đã thúc đẩy mạnh niềm tin tăng giá trong dân và giới đầu cơ.

Hậu quả của những thông tin đó đã mang lại cho thị trường sự hỗn loạn và không ít đại lý vỡ nợ, một số doanh nghiệp xuất khẩu chịu thiệt hại.

Để đưa ra giải pháp ổn định cụ thể trong giai đoạn này vô cùng khó khăn khi một mặt doanh nghiệp phải giữ hàng, mặt khách phải giao hàng cho khách để thực hiện hợp đồng.

Giá tăng là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên người nông dân không được hưởng lợi nhiều từ việc tăng giá này mà chủ yếu thuộc về giới đầu cơ. Các doanh nghiệp không lường trước sự đột biến giá và không thể mua được hàng.

Giá tiêu thế giới tăng

Hôm nay 16/4/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam,  giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ tăng 183,35 Rupi/tạ, lên mức 40.433,35 Rupi/tạ.  Giá tiêu giao tháng 3/2021 không đổi, ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 16/4: Tiếp tục sụt giảm thêm 1.000 đồng/kg 2
Giá tiêu ngày 16/4: Tiếp tục sụt giảm thêm 1.000 đồng/kg 3

Trong hai tháng đầu năm 2021, Nhật Bản giảm nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường Malaysia và Indonesia, nhưng tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ và Sri Lanka.

Đây được coi là tín hiệu tốt đối với xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường châu Âu và Mỹ gặp khó khăn khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu hạt tiêu của Nhật Bản từ Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2021 đạt 414 tấn, trị giá xấp xỉ 2 triệu USD, tăng 44,3% về lượng và tăng 51,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng mạnh từ 19,29% trong hai tháng đầu năm 2020, lên 28,12% trong hai tháng đầu năm 2021, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu.

Bình luận