Giá tiêu ngày 16/5: Điều chỉnh 500 - 1.000 đồng/kg trong tuần

(VOH) Giá tiêu ngày 16/5 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu  ở Tây Nguyên và Miền Nam. Trong tuần, thị trường hồ tiêu biến động trái chiều, điều chỉnh từ 500 - 1.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 68.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  63.500 đồng/kg  tại Gia Lai và Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định đồng/kg , dao động trong  mức 66.0 00 đồng/kg. G iảm 1.000 đồng/kg so với đầu tuần.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 63.500đồng/kg. Giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 68.000 đồng/kg. Giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần

Giá tiêu tại Bình Phước cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 67.000 đồng/kg. Cũng giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần

Giá tiêu tại Đồng Nai đứng yên, dao động ở  ngưỡng 63.500đồng/kg. Giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

66,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

63,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

66,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

68.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

67, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

63,500

0

Giá tiêu hôm nay 16/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây nhận định, niên vụ 2020-2021, sản lượng hạt tiêu của cả nước dự kiến sẽ giảm mạnh, nhưng xu hướng sản xuất theo hướng bền vững gia tăng ở nhiều nơi. Các chuyên gia dự báo đạt khoảng 180.000 tấn, giảm 25 – 30% so với năm trước.

Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt với khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam sau khi tăng mạnh trong quý I/2021 đã giảm trong tháng 4/2021 và 2 tuần đầu tháng 5 tiếp tục giảm nhẹ ở một số địa phương.

Nhìn lại hành trình 10 năm xuất khẩu tiêu cho thấy, khối lượng xuất khẩu tiêu của Việt Nam liên tục tăng lên hàng năm. Năm 2011, lượng xuất chỉ gần 124 nghìn tấn, thì đến năm 2020, lượng tiêu xuất khẩu đã lên tới 288 nghìn tấn, cao nhất từ trước tới nay. Ngành hồ tiêu chính thức lọt vào nhóm ngành hàng tỷ đô vào năm 2014 với kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD, rồi đạt 1,26 tỷ USD vào năm 2015, thiết lập mốc 1,42 tỷ USD vào năm 2016.

Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu liên tục tụt dốc một cách thảm hại: Năm 2017 là 1,12 tỷ USD; năm 2018 xuống 758,8 triệu USD; năm 2019 là 722 triệu USD, năm 2020 chỉ còn 666 triệu USD, thấp hơn cả giá trị xuất khẩu năm 2010.

Điều đáng quan ngại, trong khi Việt Nam đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng và khối lượng hồ tiêu xuất khẩu thì giá xuất khẩu tiêu của nước ta lại đang thấp nhất thế giới. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, năm 2020, trong khi giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam chỉ ở mức trên dưới 2.300 USD/tấn, thì tại cảng Kuching của Malaysia, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu của Malaysia vẫn ổn định ở mức 3.675 USD/tấn và 4.900 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu đen xuất khẩu của Ấn Độ tại cảng Kochi đạt mức 4.821 USD/tấn.

Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp.

Giá tiêu thế giới đứng yên

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giữ nguyên ở mức 38.866,65 rupee/tạ. Thị trường tiêu Ấn Độ tiếp tục đi ngang, giữ giá từ đầu tuần. Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 13-19/5/2021 là 315,27 VND/INR.

Trong tuần này ghi nhận, giá tiêu đen Malabar của Ấn Độ ổn định, trung bình ở mức 5.037 USD/tấn. Trong khi đó, hạt tiêu đen Indonesia tăng 1% so với tuần trước, đạt mức trung bình là 3.345 USD/tấn. Ngược lại, tiêu trắng Indonesia giảm 1% so với tuần trước, trung bình ở mức 6.021 USD/tấn.

Tiêu đen và trắng của Malaysia đã tăng lần lượt 1% và 2% so với tuần trước, trung bình ở mức 3.333 USD/tấn đối với hạt tiêu đen và 5.027 USD/tấn đối với hạt tiêu trắng.

Ngược lại, giá tiêu đen và tiêu trắng tại nông trại của Việt Nam ghi nhận mức giảm lần lượt là 1% và 2% so với tuần trước, trung bình ở mức 2.651 USD/tấn đối với tiêu đen và 4.222 USD/tấn đối với tiêu trắng.

Cùng xu hướng giảm, hạt tiêu đen Sri Lanka mất 1% giá so với tuần trước và được giao dịch ở mức trung bình 3.330 USD/tấn. Trong khi đó, tiêu trắng của Trung Quốc được giao dịch ở mức trung bình 6.000 USD/tấn tại thị trường trong nước.

Thị trường quốc tế cũng có phản ứng trái chiều khi tiêu đen Ấn Độ giao dịch ổn định, trung bình ở mức 5.309 USD/tấn.

Hạt tiêu đen Indonesia tăng 1% so với tuần trước, đạt mức trung bình 3.984 USD/ tấn. Trong khi đó, tiêu trắng Indonesia giảm 1% so với tuần trước, trung bình ở mức 6.946 USD/tấn.

Ngược lại, giá tiêu đen và tiêu trắng của Malaysia tăng lần lượt là 2% và 5% so với tuần trước, trung bình ở mức 4.800 USD/tấn đối với tiêu đen và 6.500 USD/tấn đối với tiêu trắng.

Trong khi đó, tiêu đen và tiêu trắng của Việt Nam ghi nhận mức giá không đổi. Tiêu trắng của Trung Quốc được giao dịch ở mức trung bình là 6.200 USD/tấn.

Nguyên nhân tăng của giá tiêu trong tuần được cho là có lễ hội lớn trong năm của người Hồi giáo trên khắp thế giới, đã kích thích nguồn cung. Trong khi đó thị trường trong nước của vẫn trầm lắng. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu toàn cầu sẽ có xu hướng đi xuống.

Bình luận