Chờ...

Giá tiêu ngày 16/6/2022: Giá tiêu đứng yên chờ tín hiệu thị trường

(VOH) Giá tiêu ngày 16/6 đứng yên. Trong 5 tháng đầu năm nay, lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu giảm khoảng 17%.

Giá tiêu sáng nay ổn định, cao nhất ở ngưỡng 75.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 72.000 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 72.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  75.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đi ngang , dao động ở ngưỡng 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 72.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

73,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

72,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

73,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

74,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

72, 000

0

Giá tiêu hôm nay 16/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, vụ thu hoạch tại Việt Nam và miền Nam Brazil (bang Espirito Santo) đã kết thúc với sản lượng được ghi nhận giảm khoảng 10% tại Việt Nam, và ở Brazil sản lượng tương đương với năm 2021. Theo IPC, tổng nguồn cung toàn cầu năm 2022 ước đạt 535 ngàn tấn, giảm 2,6% so với năm 2021 và lượng giảm chủ yếu đến từ Việt Nam và Indonesia.

Tuy nhiên, mặc dù sản lượng giảm nhưng giá nội địa và xuất khẩu của Việt Nam đang có chiều hướng giảm từ mức 80.000 đồng/kg vào đầu năm xuống còn 74.000 đồng/kg vào những ngày đầu tháng 6/2022. Tương tự, giá xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm từ mức 4.450 USD/tấn vào đầu năm xuống còn 4.250 USD/tấn vào tháng 5/2022. Không chỉ ở Việt Nam, giá ở các thị trường Brazil và Indonesia cũng giảm từ 200-250 USD so với thời điểm đầu năm 2022.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm là nguyên nhân chính dẫn tới giá hồ tiêu giảm trong thời gian vừa qua. Từ việc ảnh hưởng của giá dầu tăng cao dẫn tới các nền kinh tế bị ảnh hưởng; chiến sự tại Nga - Ukraine cũng tác động không nhỏ đến thị trường hồ tiêu thế giới khi các mặt hàng tiêu dùng bị lạm phát, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tiếp tục chính sách Zero Covid cũng là một nguyên nhân dẫn tới giá hồ tiêu giảm, khi đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Lượng nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 giảm tới 89% so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu tiêu trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 99.542 tấn tiêu các loại, giảm 21.484 tấn, tức giảm 17,75 % so với khối lượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 460,54 triệu USD, tăng 81,86 triệu USD, tức tăng 21,62 % so với cùng kỳ. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2022 đạt 4.504 USD/tấn, giảm 2,70 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 4/2022.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Thị trường Ấn Độ đang chứng kiến sự gia tăng ồ ạt một lượng tiêu nhập khẩu giá rẻ từ các nước láng giềng, The Hindu Business Line đưa tin.

Ông Kishore Shamji, một nhà kinh doanh hạt tiêu ở Kochi nhận định, nếu không có hàng nhập khẩu thì giá nội địa có thể đã tăng, đặc biệt là khi bắt đầu có gió mùa - thời điểm nhu cầu thường có xu hướng đi lên.

Ông cũng cho biết: “Hiệp hội Những người Trồng tiêu trong nước đã có nhiều lần đại diện cho Chính phủ Liên minh trong ba năm qua để đưa ra các hạn chế đối với nhập khẩu bất hợp pháp qua đường biên giới”.

“Song, cho đến nay, vẫn chưa có gì được thực hiện và thay vào đó, Tổng cục Ngoại thương (DGFT) đã đưa ra mức giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) ở mức 500 yen/kg đối với loại tiêu nhập khẩu này”.

Tại bang Karnataka, giá tiêu đã giảm khoảng 10% trong những ngày cuối tháng 5, từ khoảng 540 rupee/kg xuống còn 480 rupee/kg. Sự sụt giảm này chủ yếu do giá tiêu nhập khẩu rẻ hơn từ Việt Nam.

Một nông dân trồng tiêu chia sẻ: “Chúng tôi đã kỳ vọng giá sẽ tăng hơn nữa vì mùa vụ năm nay ở Karnataka không quá bội thu, nhưng với việc nhập khẩu rẻ hơn thì e rằng giá sẽ phải chịu nhiều áp lực”.