Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất chạm ngưỡng 80.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 76.000 đồng/kg tại Đồng Nai .
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 78.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 77.000đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 80.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước , dao động ở ngưỡng 79.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai , dao động ở ngưỡng 77.000đồng/kg.
Giá cà phê tại Phú Yên dao động ở ngưỡng 76.500- 77.000 đồng/kg
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
78,000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
77,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
78,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
80.000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
79,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
76,000 |
0 |
Sáng nay giá tiêu trong nước giữ nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước đang giai đoạn bình ổn.
Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 1-2 tháng tới được nhận định tiếp tục có nhiều hạn chế do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó tình trạng ùn ứ tại các cảng biển phía Nam cùng giá cước tàu biển vẫn ở mức cao sẽ là trở ngại đối với xuất khẩu hạt tiêu.
Giá hạt tiêu cũng được nhận định khó có thể tăng mạnh do nguồn cung cải thiện khi Indonesia, Malaysia và Brazil đang trong vụ thu hoạch.
Thị trường hồ tiêu có trở lại sôi động hay không, xuất khẩu có được cải thiện hay không hiện đang phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Tuy nhiên tốc độ nới lỏng và công tác phòng chống dịch chưa được như kỳ vọng của giới doanh nghiệp, doanh nhân. Về kịch bản giá tiêu sau ngày 15/9, các chuyên gia nhận định xu thế tăng là bền vững.
Trong tuần trước, trong một hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm gia vị và hương liệu Việt Nam 2021, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, các ý kiến đều đồng tình rằng ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất gia vị và hương liệu của Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung gia vị và hương liệu quan trọng cho thị trường thế giới. Trong số các loại gia vị của Việt Nam, hạt tiêu đã rất nổi tiếng trên thị trường thế giới và chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Đánh giá về nhận định trên, ông Lê Đức Huy - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2 tháng 9 (Đắk Lắk) cho biết, so với 10 năm trước, chất lượng hồ tiêu của Việt Nam đã được cải tiến nhiều.
Không chỉ tiêu đen, đến nay, Việt Nam còn sản xuất ra sản phẩm tiêu xanh, đỏ, trắng, tiêu ngâm dấm… rất phong phú. Đây cũng là nguyên nhân hồ tiêu chinh phục được nhiều thị trường.
Việt Nam đang duy trì diện tích hồ tiêu 130.000 ha với sản lượng 180.000 tấn/năm, chiến sản lượng 40% thế giới. Đến nay, hạt tiêu Việt Nam đã có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu hiện chiếm 60% hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới. Năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nhưng xuất khẩu hồ tiêu vẫn ổn định, sản lượng đạt 285.000 tấn, giá tăng dần.
Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8/2021 đã đạt 3.736 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất của hạt tiêu xuất khẩu từ tháng 1/2018. Mức giá này đã tăng 3,4% so với tháng 7/2021 và tăng mạnh 49,4% so với tháng 8 năm ngoái.
Hiện nay, ngành hồ tiêu đang nỗ lực tìm hướng phát triển bền vững bằng cách khuyến khích sản xuất theo hướng hữu cơ. Nguồn cung dồi dào, chất lượng khiến Việt Nam còn là địa điểm lý tưởng để cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài mở nhà máy chế biến sâu gia vị, trong đó có hồ tiêu.
Thực tế, đã có doanh nghiệp nước ngoài thực hiện được việc này, hiệu quả đạt được rất tốt, vừa nâng cao giá trị cho doanh nghiệp, vừa nâng cao vị thế thương hiệu hồ tiêu Việt Nam.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Giá tiêu chốt phiên gần đây tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.
Trên thị trường thế giới, theo bài viết mới nhất trên Peppertrade, lượng xuất khẩu hồ tiêu của Brazil trong tháng 8 năm nay đạt xấp xỉ 4.165 tấn, cao hơn khoảng 15% so với lượng xuất khẩu tháng trước nhưng giảm khoảng 40% so với cùng tháng năm ngoái.
Tổng cộng 8 tháng năm 2021, ước tính Brazil xuất khẩu khoảng 55.730 tấn hồ tiêu các loại.
Dù sản lượng xuất khẩu thấp hơn khoảng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng kim ngạch lại tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm ngoái bởi trung bình, giá mỗi tấn tiêu cao hơn khoảng 30%.
Tuần trước, thị trường hồ tiêu Brazil vẫn sôi động. Trên thị trường xuất khẩu thế giới, tiêu Brazil giao dịch ở mức 3.950-4.000 USD/tấn, được coi là mức giá khá cạnh tranh so với sản phẩm từ các nhà cung cấp khác.
Ngoài ra, chi phí vận chuyển từ Brazil tới các thị trường trọng điểm như Mỹ và EU cũng rẻ hơn so với vận chuyển từ châu Á.
Hiện nay những người trồng tiêu tại Ấn Độ hiện đang lo ngại về sự sẵn có ngày càng tăng của hạt tiêu Sri Lanka trên thị trường. Tình hình này được dự báo sẽ tác động và khiến giá bán trong nước có xu hướng đi xuống.
Theo ghi nhận vào ngày 9/9, giá tiêu nội địa Ấn Độ đã giảm gần 5 rupee/kg so với tuần trước đó. Trước thực trạng này, ngành tiêu dùng buộc phải mua thêm hàng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trước mùa lễ hội tiếp theo.
Nguyên nhân của việc lượng tiêu tăng cao là do Cục Quản lý Doanh thu tại Cảng Tuticorin đã giải phóng kho dự trữ khoảng 500 tấn tiêu đen Sri Lanka. Đây là lượng hàng tồn đọng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5.
Hiện, lô hàng này đã được chuyển cho các nhà nhập khẩu hàng hóa theo lệnh của bên có thẩm quyền và loại hạt tiêu kể trên đang có sẵn trên thị trường với giá 405 rupee/kg, The Hindu Business Line đưa tin.