Giá tiêu ngày 14/9: Giá tiêu tiếp tục ở mức cao do tình trạng khan hiếm hàng và tồn kho cạn kiệt

(VOH) - Giá tiêu ngày 14/9 tiếp tục đi ngang phiên thứ 2 và đứng ở mức cao do tình trạng khan hiếm hàng và tồn kho cạn kiệt. Dự báo giá tiêu sẽ tăng trong những ngày tới.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất chạm ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  77.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai và Gia Lai.

Trong khi đó giá tiêu trắng và tiêu đen xuất khẩu tại VN tăng 90USD/tấn trong tuần qua

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 77.500đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước , dao động ở ngưỡng 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai , dao động ở ngưỡng 77.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80.500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

77,500

0

Giá tiêu hôm nay 14/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay 14/9, giá tiêu trong nước giữ nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Cùng xu thế ổn định là giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam.

Duy nhất chỉ có giá tiêu xuất khẩu của Indonesia tăng trong mấy ngày qua. Thị trường trong nước đang giai đoạn bình ổn trong cuối tuần trước và ngày thứ Hai đầu tuần này và chờ đợi những dấu hiệu tích cực sau ngày 15/9 - khi một số tỉnh, thành tiếp tục nới lỏng một số hoạt động.

Hiện nay, Việt Nam đang duy trì diện tích hồ tiêu 130.000 ha với sản lượng 180.000 tấn/năm. Đến nay, hạt tiêu Việt Nam đã có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu hiện chiếm 60% hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới.

Cùng với số lượng, chất lượng hạt tiêu của Việt Nam cũng được cải thiện và sản phẩm phong phú với tiêu đen, tiêu xanh, tiêu trắng, tiêu bột, tiêu ngâm dấm…

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu và nhiều loại gia vị, hương liệu khác của thế giới đang tăng, trong khi một số nguồn cung giảm lượng xuất khẩu do những bất cập gây ra từ đại dịch Covid 19, chi phí logistics tăng vọt.

Ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất gia vị và hương liệu của Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung gia vị và hương liệu quan trọng cho thị trường thế giới. Trong số các loại gia vị của Việt Nam, hạt tiêu đã rất nổi tiếng trên thị trường thế giới và chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

Lượng hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 8/2021 đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, trị giá 63,13 triệu USD, giảm 35,8% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với tháng 7/2021, so với tháng 8/2020 giảm 2,4% về lượng, nhưng tăng mạnh 45,8% về trị giá.

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm trong tháng 8/2021. Tính chung 8 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt trên 197 nghìn tấn, trị giá 654,6 triệu USD, giảm 2,3% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu chốt phiên gần đây tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Đức giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Hà Lan và Indonesia, nhưng tăng từ Brazil và Sri Lanka, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Theo Eurostat, nhập khẩu hạt tiêu của Đức từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 4.533 tấn, trị giá 13,71 triệu EUR (tương đương 16,16 triệu USD), giảm 21,9% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức giảm từ 36,34% trong 6 tháng đầu năm 2020 xuống 31,82% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Hiện tại, diễn biến phức tạp của làn sóng COVID-19 là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Đức.