Giá tiêu ngày 17/5: 'Lặng sóng' trong phiên giao dịch đầu tuần

(VOH) - Giá tiêu ngày 17/5 tiếp tục xu hường đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu  ở Tây Nguyên và Miền Nam. Giá thế giới đứng yên nhiều phiên liên tiếp.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 68.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  63.500 đồng/kg  tại Gia Lai và Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định đồng/kg , dao động trong  mức 66.0 00 đồng/kg. G iảm 1.000 đồng/kg so với đầu tuần.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 63.500đồng/kg. Giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 68.000 đồng/kg. Giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần

Giá tiêu tại Bình Phước cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 67.000 đồng/kg. Cũng giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần

Giá tiêu tại Đồng Nai đứng yên, dao động ở  ngưỡng 63.500đồng/kg. Giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

66,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

63,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

66,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

68.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

67, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

63,500

0

Giá tiêu hôm nay 17/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Trong quý I/2021, trị giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang khu vực châu Á và châu Phi giảm, nhưng xuất khẩu sang khu vực châu Âu, châu Đại Dương và châu Mỹ tăng trưởng khả quan hơn so với quý I/2020.

Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang khu vực châu Á chiếm 44,33% tổng giá trị xuất khẩu trong quý I/2021, thấp hơn so với 50,3% trong quý I/2020. Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang châu Âu chiếm 20,21% trong tổng giá trị xuất khẩu trong quý I/2021, cao hơn so với 18,31% trong quý I/2020.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Hà Lan và Anh tăng, nhưng xuất khẩu sang các thị trường Pakistan, Ấn Độ và Đức giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chiếm 24,82% trong tổng giá trị xuất khẩu trong quý I/2021, cao hơn so với 19,99% trong quý I/2020.

Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ giảm từ 5,82% trong quý I/2020 xuống 4,92% trong quý I/2021, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá tiêu thế giới đứng yên

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giữ nguyên ở mức 38.866,65 rupee/tạ. Thị trường tiêu Ấn Độ tiếp tục đi ngang, giữ giá từ đầu tuần. Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 13-19/5/2021 là 315,27 VND/INR.

Giá tiêu ngày 17/5: “Lặng sóng” trong phiên giao dịch đầu tuần 2

Vừa qua, Tổ chức Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã công bố báo cáo đưa ra những thống kê về xuất, nhập khẩu hồ tiêu của một số nước xuất nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng thời nhận định về tương lai gần của thị trường này.

Theo đó, IPC nhận định năm 2021, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự kiến đạt 555 nghìn tấn, giảm 21 nghìn tấn so với năm 2020 (576 nghìn tấn). Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam dự kiến đạt 220 nghìn tấn, giảm 20 nghìn tấn so với năm 2020 (240 nghìn tấn). Như vậy, con số này trùng khớp với dự đoán của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, và cao hơn khoảng 40.000 tấn so với dự đoán của các chuyên gia, người nông dân. Với dự đoán trên, thị trường không lo thiếu nguồn cung, và nhiều khả năng tiếp tục điều chỉnh giảm trong thời gian tới.

IPC cũng đưa ra dự báo, tổng sản lượng toàn thế giới giảm khoảng 1% so với năm ngoái. Trong khi Việt Nam, Malaysia, Sri Lanka… giảm sản lượng thì Brazil, Ấn Độ, Campuchia tăng mạnh. Điều này đang đe dọa vị thế của ngành tiêu Việt trên bản đồ thế giới. Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp.

Bình luận