Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 74.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 70.000 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, ở mức 73.000 đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 74.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước cũng giảm 500 đồng/kg, về ở ngưỡng 73.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở mức 70.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
73,000 |
-500 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
70,000 |
-1.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
73,000 |
-500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
74.500 |
-500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
73, 500 |
-500 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
70,000 |
-1.000 |
Với thị trường trong nước, sau thời gian dài gánh lỗ vì giá tiêu luôn thấp hơn giá thành sản xuất, nông dân trồng tiêu bắt đầu có lợi nhuận tốt vì thời gian qua mặt hàng này liên tục tăng giá.
Ông Trần Hữu Thắng – Giám đốc HTX Hồ tiêu Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) cho biết, với giá bán khoảng 80 ngàn đồng/kg như hiện nay, nông dân trồng tiêu đã có lợi nhuận tốt. Theo đó, tại địa phương này, nông dân trồng tiêu rất quan tâm chăm chút cho vườn trồng, tập trung thu hoạch cây trồng này.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, yếu tố tác động mạnh đến thị trường thời gian qua, đó là hiện tượng găm hàng của người trồng tiêu và gom hàng của một số nhà đầu cơ.
Giá tăng, nông dân phấn khởi và không vội bán, hệ quả là nhiều doanh nghiệp khó có hàng để xuất khẩu.
Vụ thu hoạch trong nước đang gần kết thúc, tuy nhiên những dự đoán về sản lượng hồ tiêu năm nay vẫn còn nhiều trái chiều. Mặc dù sau 2 lần khảo sát, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo sản lượng hồ tiêu năm 2021 có thể giảm 25-30%. Tuy nhiên, một số thành viên Hiệp hội hay kể cả các lãnh đạo hội này vẫn có ý kiến rằng 2 cuộc khảo sát chưa “kỹ”.
Những người lạc quan trong Hội này nhận định đợt khảo sát tập trung quá nhiều vào các vùng tiêu chết, thậm chí có vườn chết cách đây nhiều năm, và chỉ khảo sát tại vùng sát đường lộ. Tình hình tiêu chết hoặc người dân chuyển đổi sang cây trồng khác ở các vùng còn lại thế nào thì VPA chưa nắm được hết. Do đó, đồng ý với việc tiêu vụ mới có giảm, nhưng họ cho rằng không đến 30%. Bên cạnh đó, hiện tại tồn kho năm 2019 còn khá lớn, thêm vào đó, các vấn đề về cước tàu cao, hoãn giao, nhận hàng, do đó họ suy đoán giá giảm trong thời gian ngắn hạn là hoàn toàn có khả năng.
Ở chiều ngược lại, ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho rằng năm 2021, sản lượng giảm 30 – 40% xuống 150.000 tấn do người dân bỏ bê vườn tiêu.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng và khô hạn của hai tháng 4 âm lịch năm ngoái nên cây không đậu trái dẫn đến năm nay sản lượng giảm mạnh. Nhận định của vị này trùng với thực tế phản ánh của người dân. Bởi theo dõi tại các địa phương và trong các hội nhóm, hầu hết đều báo sản lượng giảm, rất ít nơi phản hồi rằng vẫn giữ được như năm ngoái, ngoài các nhà vườn được đầu tư trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Trong khi đó, Ông Nguyễn Nam Hải – Chủ tịch VPA cho hay, việc dự báo phải dựa trên số liệu dựa diện tích của các Sở NN&PTNT mới chính xác được. Nếu dựa vào cuộc đi khảo sát thì không được chuẩn. Nếu thuê đơn vị độc lập khảo sát thì chi phí cao, Hiệp hội không đáp ứng được.
Giá tiêu thế giới tiếp tục tăng mạnh
Hôm nay 2/4/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 663,65 Rupi/tạ, lên mức 39.300 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020 không đổi, ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Thị trường hồ tiêu xuất khẩu của Campuchia dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh do các bên liên quan đang tìm cách nâng sản lượng hồ tiêu chất lượng cao.
Vào ngày 31/3 vừa qua, Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF) đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến, với sự tham gia của Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA), các công ty Amru Spice, Confirel, Sela Pepper, các nhà xuất khẩu hồ tiêu và các đối tác phát triển quốc tế.
Tại đây, các bên đã thảo luận về thực trạng của ngành hồ tiêu Campuchia hiện nay, bao gồm chất lượng hạt tiêu, quá trình vận chuyển xuyên biên giới và tình trạng không ổn định về nguồn cung.
Ông Make My, Chủ tịch của CPSF cho biết, cuộc họp chủ yếu xoay quanh việc làm thế nào để thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu Campuchia sang các thị trường ngoài nước.
Đồng thời, cuộc họp cũng đề xuất giải pháp để các nhà xuất khẩu, cơ sở chế biến và hợp tác xã nông nghiệp có cơ hội gặp gỡ, kết nối và hỗ trợ lẫn nhau, Khmer Times đưa tin.