Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giá tiêu ngày 2/7: Sản lượng tiêu 2021 đạt gần 272.000 tấn

(VOH) - Giá tiêu ngày 2/7 đi ngang tại hầu hết các địa phương ở vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Sản lượng tiêu 2021 đạt gần 272.000 tấn. Giá thế giới ổn định.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 76.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  74.000 đồng/kg tại Gia Lai và Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 74.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 74.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 76.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đi ngang, dao động ở ngưỡng 75.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  ổn định, dao động ở  ngưỡng 74.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

74,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

74,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

74,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

76.500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

75, 500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

74,000

0

 

Giá tiêu hôm nay 2/7/2021
Ảnh minh họa: internet

Tổng Cục Thống kê: Sản lượng tiêu 2021 đạt gần 272.000 tấn, cao gấp rưỡi so với ước tính của VPA

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, sản lượng tiêu trong 6 tháng đầu năm đạt gần 272.000 tấn tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cao hơn nhiều so với ước tính của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đưa ra trước đó.

Theo đó, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho rằng sản lượng tiêu năm nay có thể giảm 25-30% còn khoảng 180.000 tấn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 2020.

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết số liệu của Tổng Cục Thống kê là tổng hợp từ các địa phương và được coi là con số pháp lý.

"Số liệu của Hiệp hội của Hiệp hội chỉ là ước tính còn số liệu của số liệu của Tổng Cục Thống kê được tổng hợp theo hệ thống số liệu của địa phương và mang tính pháp lý. Chúng tôi sẽ làm việc lại với phía VPA để thống nhất về con số", ông Cường cho biết.

Về phía hiệp hội, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VPA cho rằng con số thực tế thấp hơn so với nhiều so số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê bởi diện tích co hẹp do chịu tác động của giá thấp và thời tiết không thuận lợi.

Hồi đầu năm VPA đã khảo sát diện tích và sản lượng. Đối với hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai, theo đánh giá của các nông hộ địa phương, sản lượng hồ tiêu niên vụ 2020 - 2021 có thể giảm 30-40% so với năm trước do nắng hạn đột ngột xảy ra vào thời điểm cây ra bông và sự thiếu đầu tư khiến chuỗi bị răng cưa và thưa trái.

Tuy nhiên, đoàn khảo sát của VPA đánh giá sản lượng hồ tiêu ở 2 tỉnh có thể giảm từ 20-25%.

Còn tại Đắk Nông, nơi được cho là thủ phủ tiêu của Việt Nam, VPA cho biết phần lớn diện tích là vườn tiêu trẻ dưới 10 năm, đang trong giai đoạn cho năng suất tốt.

Giá tiêu thế giới đứng yên

Hôm nay 2/7/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ đi ngang sau khi tăng 283,35 rupee/tạ, và hiện đứng ở mức 41.800 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2021 ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 2/7: Sản lượng tiêu 2021 đạt gần 272.000 tấn 2
Giá tiêu ngày 2/7: Sản lượng tiêu 2021 đạt gần 272.000 tấn 3

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 1/7/2021 đến ngày 7/7/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,99 VND/INR, nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong 4 tháng đầu năm nay, lượng tiêu nguyên hạt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ với 67,8% so với tỷ lệ 32,2% của tiêu chưa xay hoặc nghiền.

Việt Nam tiếp tục là nhà cung cấp hạt tiêu số một cho thị trường Mỹ trong thời gian này với khối lượng đạt 17,2 nghìn tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 63,1% trong tổng nhập khẩu tiêu của Mỹ.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường như Indonesia (+97,4%), Ấn Độ (+45,7%), Trung Quốc (+137,2%),... và giảm nhập khẩu từ Brazil, Nam Phi, Sri Lanka,…

Bình luận