Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 75.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong mức 73.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng 75.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động ở ngưỡng 74.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000đồng/kg, dao động ở ngưỡng 72.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
73,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
71,500 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
73,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
75.500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
74, 500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
72,000 |
-1.000 |
Thống kê cho thấy, khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 154.038 tấn tiêu các loại, giảm 12.477 tấn (7,49%) so với khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên giá trị kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 496,84 triệu USD, tăng 141,43 triệu USD, tức tăng 39,79 % so với cùng kỳ.
Theo các chuyên gia, nhìn vào số liệu trên dự đoán xuất khẩu cả năm 2021 chỉ đạt 250.000 – 260.000 tấn. Trong khi cả năm 2020 là khoảng 285.000 tấn. Nguyên nhân do dịch bệnh Covid-19 liên tục bùng phát và giá cước tàu biển tăng phi mã ảnh hưởng đến nguồn cung và nhu cầu trên thế giới.
Với ước xuất khẩu cả năm 2021 là 250.000 – 260.000 tấn, thực tế nguồn cung từ vụ mới năm 2021 đạt khoảng 180.000 tấn (đúng theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Bộ Công Thương). Năm 2020 sản lượng tiêu trong nước là 240.000 tấn, giảm 15% so với năm 2019. Sau nhiều năm mất giá, người trồng tiêu không mặn mà khiến sản lượng giảm liên tục, bên cạnh đó là tình trạng mất mùa, sâu bệnh…
So ước tính xuất khẩu và sản lượng tiêu vụ năm nay, thị trường Việt Nam thiếu khoảng 80.000 tấn. Con số này sẽ lấy ở đâu ra để bù đắp. Thứ nhất là lượng tiêu nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Brazil… Thực tế, tiêu Campuchia sang Việt Nam nhiều nhất cũng chỉ 15.000 tấn, còn lại là các thị trường khác. Tuy nhiên trong bối cảnh sản lượng tiêu thu hoạch tại Brazil và Indonesia bị sụt giảm do mất mùa, khiến lượng tiêu nhập của Việt Nam năm nay ước khoảng 40.000 tấn.
40.000 tấn còn lại sẽ phụ thuộc vào giá để kich hoạt giải phóng 40.000 tấn tiêu trữ nhiều năm nay trong nước. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu giá lên 100.000 đông/kg, lượng tiêu trữ trên có khả năng giải phóng hết.
Vấn đề đặt ra là, khi giải phóng hết số tiêu dữ trự nhiều năm qua, sang năm 2022 chúng ta không còn tiêu dự trữ nữa, và mất khả năng làm chủ nguồn cung. Lúc này chỉ trông chờ vào sản lượng vụ tiêu năm 2022. Sau bao năm thì nguồn cung hồ tiêu Việt Nam đang thực sự bị đe dọa, qua đó ảnh hưởng lớn đến sự chi phối của Việt Nam trong ngành hàng này ở phạm vi thế giới.
Giá tiêu thế giới đi ngang
Hôm nay 20/7/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ổn định ở mức 42.000 Rupi /tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2021 ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 1/7/2021 đến ngày 7/7/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,99 VND/INR.
Ông Nguon Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA), cho biết, giá tiêu gắn chỉ dẫn địa lý (GI) hiệu Kampot đã duy trì không thay đổi trong hơn 5 năm qua.
Theo đó, tiêu đen hiện đang được giao dịch ổn định với giá 15 USD/kg. Tương tự, tiêu đỏ và tiêu trắng lần lượt có giá là 25 USD/kg là 28 USD/kg.
Vào năm 2020, 70 tấn hạt tiêu GI Kampot đã được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia, chủ yếu là ở châu Âu.
Trong nửa đầu năm nay, Campuchia đã xuất khẩu 4.454.505,33 tấn nông sản, trong đó có hạt tiêu, tăng 84,64% so với con số 2.412.522,61 cùng kỳ năm ngoái.
Số nông sản này có trị giá hơn 2,571 tỷ USD, được vận chuyển đến 62 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, Phnom Penh Post đưa tin.