Giá tiêu sáng nay đi ngang, cao nhất ở ngưỡng 74.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.000 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 72.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 71.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 74.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 73.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 71.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
72,000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
71,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
72,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
74,500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
73,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
71, 000 |
0 |
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - VPA, 17 ngày đầu tháng 6/2022, Việt Nam xuất khẩu được 13.421 tấn, trong đó tiêu đen đạt 11.699 tấn, tiêu trắng đạt 1.722 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 55,7 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 46,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 9,4 triệu USD.
Tổng lượng xuất khẩu của 5 doanh nghiệp hàng đầu chiếm 39,8%, trong đó đứng đầu là các doanh nghiệp Trân Châu, Olam, Phúc Sinh, Nedspice và Haprosimex JSC.
17 ngày đầu tháng 6/2022 ghi nhận lượng nhập khẩu của Trung Quốc đứng đầu đạt 1.603 tấn, tiếp theo là United Arab, Singapore và Mỹ. Trước đó, trong 5 tháng đầu năm, thị trường này chỉ hấp thụ 2.610 tấn hồ tiêu Việt Nam. Cứ đà này, lượng xuất khẩu tháng 6/2022 có khả năng bằng hoặc hơn 5 tháng đầu năm cộng lại. Việc Trung Quốc thu mua trở lại hy vọng là tín hiệu khởi sắc khi mà thị trường hồ tiêu trầm lắng trong suốt khoảng thời gian 1,5 tháng qua.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 1.992 tấn, trong đó tiêu đen đạt 1.736 tấn, tiêu trắng đạt 256 tấn. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 7,7 triệu USD. Olam, Thái Sang và Quỳnh Trung là những doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu, trong đó nhập khẩu từ Campuchia đạt 1.096 tấn, tiếp theo là nhập khẩu từ Indonesia và Brazil.
5 tháng đầu năm, thị trường tiêu toàn cầu khá trầm lắng và giá có xu hướng giảm trong những tháng đầu năm nay do thiếu vắng lực mua từ Trung Quốc, một trong những người mua lớn nhất thế giới.
Tại thị trường trong nước, sau khi giảm 9-10% trong tháng 5 xuống chỉ còn 69.000 – 72.000 đồng/kg, giá tiêu đen tại các tỉnh Tây Nguyên đã phục hồi trở lại trong nửa đầu tháng 6 lên mức 72.000 – 75.500 đồng/kg. Tuy nhiên mức giá này vẫn thấp hơn đáng kể so với trên dưới 80.000 đồng/kg hồi đầu năm nay.
Xu hướng giằng co về giá được cho là vẫn tiếp tục diễn ra khi người mua chờ đợi cơ hội để mua hàng với giá tốt, trong khi người bán cũng như giới đầu cơ chỉ bán ra ở mức cầm chừng với hy vọng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ sớm được khai thông.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Sau khi nhập khẩu khối lượng kỷ lục vào năm 2021, nhu cầu hồ tiêu tại Mỹ và EU tiếp tục tăng lên trong những tháng đầu năm nay. Trong đó, Việt Nam đứng đầu về cung cấp với mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong những tháng đầu năm nay, nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ và EU tiếp tục tăng bất chấp lạm phát cao nhất trong nhiều năm và doanh số bán lẻ ghi nhận sự sụt giảm do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.
Điều này cho thấy nhu cầu hồ tiêu tại hai thị trường tiêu dùng hàng đầu thế giới này vẫn không hề suy giảm trước các biến động từ ngoại lực.
Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 28.671 tấn hồ tiêu với trị giá gần 142,3 triệu USD trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 5,5% về lượng và tăng 61% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, lượng tiêu nhập khẩu từ Việt Nam tăng tới 25,3% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 21.170 tấn. Hiện Việt Nam đang nắm giữ 74% thị phần hồ tiêu tại Mỹ, tăng mạnh so với con số 63% của cùng kỳ.
Ngược lại, xuất khẩu tiêu của các đối thủ cạnh tranh như Brazil hay Indonesia vào Mỹ giảm lần lượt 32,9% và 45,7% trong 4 tháng.
Trong khi đó, châu Âu cũng tăng mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam. Số liệu của Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) cho thấy, trong quý I năm nay Việt Nam tiếp tục nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho EU chiếm 33% tỷ trọng với 8.278 tấn, tăng vọt 34,6% so với cùng kỳ.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo trong năm 2022, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của EU tăng và lợi thế của hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam gia tăng thị phần ở thị trường này.
Còn theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu tăng tại Mỹ và EU cùng với dấu hiệu phục hồi của thị trường Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp giá tiêu khởi sắc trở lại trong thời gian tới.
Hiện nay, Mỹ và EU đang là hai thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của nước ta và đây cũng là ngành hàng hiếm hoi trong số các mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng tuyệt đối tại Mỹ và EU.