Chờ...

Giá tiêu ngày 22/12/2021: Thị trường trầm lắng khi hồ tiêu tiếp tục rớt giá thê thảm

(VOH) - Giá tiêu ngày 22/12 tiếp tục giảm 500- 1.000 đồng/kg. Tuy nhiên hiện nay đa phần ý kiến đều dự báo giá tăng trở lại do nguồn cung toàn cầu khan hiếm và nhu cầu xuất khẩu quý 1/2022.

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 80.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  77.500 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong  mức 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 77.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,500

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,500

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,500

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80,000

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,000

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

78,000

-1.000

Giá tiêu hôm nay 22/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 12/2021 Việt Nam xuất khẩu được 6.990 tấn, kim ngạch đạt 32,9 triệu USD. Lũy tiến từ đầu năm đến 15/12/2021, Việt Nam xuất khẩu được 252.881 tấn, kim ngạch đạt 899,7 triệu USD. Như vậy xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam không tăng mạnh như nhiều dự báo, thậm chí còn thấp hơn tháng 11/2021.

Xuất khẩu tiêu trong nửa đầu tháng 11/2021 đạt 8.248 tấn các loại.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (13/12 - 17/12) tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục giảm do sự suy yếu của đồng Rupee so với USD/tấn (17,13 INR/USD/tấn), giảm 1%. Như vậy hồ tiêu Ấn Độ có tuần giảm thứ 2 sau 3 tuần tăng liên tiếp trước đó. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 3%, xuống 6.696 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi cũng giảm tương ứng 3% xuống 6.959 USD/tấn.

Tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng tuần thứ 9 liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 4%, từ 5.336 USD/tấn lên 5.569 USD/tấn. Giá tiêu tại Sri Lanka đã tăng tới 32% trong hơn 2 tháng qua.

Tuần trước tại Việt Nam, tiêu trắng nội địa tăng nhẹ. Trong khi các loại khác ghi nhận sự sụt giảm khi thị trường dường như không hoạt động. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 1%, từ 3.548 USD/tấn xuống 3.521 USD/tấn; tiêu trắng nội địa tăng 1%, từ 5.231 lên 5.292 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 2%, từ 4.270 xuống 4.190 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 6.480 xuống 6.400 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu đen Indonesia tiếp tục giảm trong tuần trước.

Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 1%, từ 3.754 USD/tấn xuống 3.730 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 6.430 xuống 6.379 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung giảm 1%, từ 4.449 USD/tấn xuống 4.422 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang giảm 1%, từ 7.401 xuống 7.344 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu trắng của Malaysia ổn định trong tuần. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giữ ổn định 3.559 - 3.562 USD/tấn; tiêu trắng nội địa trong khoảng 6.120 - 6.125 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giữ ở mức 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching tăng từ 7.440 lên 7.600 USD/tấn.

Hiện nay, đa phần ý kiến đều dự báo giá tăng trở lại do nguồn cung toàn cầu khan hiếm và nhu cầu xuất khẩu quý 1/2022. Để chặn đà giảm hiện nay, các chuyên gia khuyên nên hạn chế bán ra, không bán theo phong trào và cân nhắc nhu cầu thực tế để xuất hàng.

Tính chung 11 tháng năm 2021, hồ tiêu là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam khi khối lượng xuất khẩu giảm 7% nhưng kim ngạch thu về tăng đến 43,8% so với cùng kỳ, đạt 245.975 tấn, kim ngạch 867,2 triệu USD.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu Ấn Độ bắt đầu tăng trong vài tháng qua do nhu cầu tiêu thụ trong nước có dấu hiệu đi lên. So với cùng kỳ năm ngoái, giá đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mốc 500 rupee/kg trở lại kể từ năm 2017.

Xuất khẩu hạt tiêu của Ấn Độ đã đình trệ khoảng 16.000 - 17.000 tấn trong vài năm qua. Phần lớn khối lượng là giá trị gia tăng của hạt tiêu nhập khẩu từ Việt Nam và Sri Lanka.

Thị phần tiêu của Ấn Độ trong xuất khẩu hiện nay rất thấp do giá đang ở mức cao. Đồng thời, việc cước phí vận chuyển tăng gấp 5 lần và tình trạng thiếu container cũng đã ảnh hưởng lớn đến các chuyến hàng.

Trong khi đó, tỷ lệ xuất khẩu thường được ấn định trước trong thời gian thu hoạch. Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu buộc phải giao hàng và chấp nhận thua lỗ, theo trang Money Control.