Chờ...

Giá tiêu ngày 23/10: Giá tiêu đứng yên sau 2 ngày sụt giảm mạnh

(VOH) - Giá tiêu ngày 23/10 đi ngang tại các địa phương sau 2 ngày giảm liên tiếp do đại lý hạ giá thu mua, chờ dòng tiền xuất khẩu quay lại để gom các đơn hàng tháng tới.

Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Trước đó, 2 ngày giảm liên tiếp kéo giá tiêu rời xa mốc 90.000 đồng/kg. Khu vực cao nhất còn ở Bà Rịa - Vũng Tàu với 87.500 đồng/kg. Từ đầu tháng, giá tiêu trong nước có 2 tăng nhẹ, 1 đợt tăng mạnh và 1 đợt giảm. So với đầu tháng, giá tiêu vẫn cao hơn 6.000 - 7.000 đồng/kg.

Lý giải cho đợt giảm này, chuyên gia cho biết do đại lý hạ giá thu mua, chờ dòng tiền xuất khẩu quay lại để gom các đơn hàng tháng tới.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao ở ngưỡng 87.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  85.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 86.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 85.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  87.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 87.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 85.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

86,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

85,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

86,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

87.500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

87,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

85,000

0

Giá tiêu hôm nay 23/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết giới đầu cơ tăng cường mua vào, găm hàng khiến cho giá càng được đẩy lên thời gian qua. Mặc dù, giới đầu cơ được cho là đang nắm giữ hàng nhưng theo chuyên gia quan sát trong ngành, lượng tiêu này cũng không đáp ứng đủ cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, nhu cầu tiêu ở các thị trường châu Âu và Mỹ đang tăng mạnh trong khi nguồn cung khan hiếm ở cả Việt Nam (hiện đang chiếm 50% nguồn cung thế giới) và các nước khác do cũng chịu tác động bởi biến đổi khí hậu.

Hiện khách hàng chấp nhận phải mua với giá khoảng 4.200 USD/tấn, cao gấp đôi so với hồi đầu năm vì nguồn cung khan hiếm và cước vận tải tăng mạnh. Do đó, ở thị trường tiêu nguyên liệu trong nước, giá tiêu cũng có thể cán mốc 100.000 đồng/kg.

15 ngày đầu tháng 10 Việt Nam xuất khẩu được 8.049 tấn, kim ngạch đạt 34,23 triệu USD, cao hơn con số 6.359 tấn tiêu của nửa đầu tháng 9. Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực hồ tiêu, giá hồ tiêu hiện tại và thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao bền vững, có lợi cho người sản xuất. Giai đoạn cuối tháng 10/2021 dự báo còn 1 đợt tăng nữa, kỳ vọng giá có thể vượt mốc 90.000 đồng/kg.

Còn khoảng hơn 3 tháng nữa là tiêu lại bước vào vụ thu hoạch mới, người nông dân rất mong giá tiêu sẽ tiếp tục tăng để bớt khó khăn, vì nhiều năm nay giá tiêu luôn ở mức chạm đáy khiến nhiều người bỏ vườn không đầu tư. Nhiều hộ thì chặt bỏ để chuyển qua trồng cây khác.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 8 tháng đầu năm 2021, Hàn Quốc giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam.

Cụ thể, nhập khẩu hạt tiêu của Hàn Quốc từ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 4.151 tấn, trị giá 16,5 triệu USD.

Con số này giảm 2,3% về lượng, nhưng tăng 39,2% về trị giá so với ghi nhận trong 8 tháng đầu năm 2020.

Tuy nhiên, do tổng lượng nhập khẩu hạt tiêu của Hàn Quốc giảm mạnh, nên thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc vẫn tăng.

Theo đó, thị phần hạt tiêu của Việt Nam đã tăng từ mức 73,6% trong 8 tháng đầu năm 2020 lên 90,88% trong 8 tháng đầu năm 2021.

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 4.568 tấn, trị giá 19 triệu USD.

Con số này giảm 20,9% về lượng, nhưng tăng 17% về trị giá so với ghi nhận trong 8 tháng đầu năm 2020.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hàn Quốc trong thời gian này đạt 4.161 USD/tấn, tăng mạnh 47,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hàn Quốc từ hầu hết các nguồn cung chính tăng, ngoại trừ Thái Lan, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).