Giá tiêu ngày 24/1/2022: Tiếp tục vụt tăng

(VOH) Giá tiêu ngày 24/1 tăng thêm 500- 1.000 đồng/kg.Thị trường có các yếu tố hỗ trợ giá theo xu hướng tăng. Tuy nhiên, khả năng biến động giá có thể xảy ra nếu có sự tham gia mạnh của các nhà đầu cơ

Giá tiêu trải qua một tuần ấn tượng với 6 ngày tăng liên tiếp. Giá tiêu trong nước đang trên đà tăng trở lại sau thời gian dài giảm giá hoặc đi ngang không thể bứt tốc.Tổng kết tuần trước, giá tiêu tăng 4.000 ở các tỉnh Tây Nguyên, tăng 3.500 đồng/kg tại khu vực Đông Nam Bộ.

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục tăng mạnh, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 82.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 79.500 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong  mức 81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 80.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  82.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

81,000

+1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

80,000

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

81,000

+1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

82,000

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

81,000

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

79, 500

+500

Giá tiêu hôm nay 24/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Trong báo cáo mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cơ quan này đánh giá cán cân cung cầu năm 2022 chuyển dần về trạng thái cân bằng. Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2022 dự báo thấp hơn nhu cầu, nhưng lượng hàng tồn kho năm 2021 có thể giúp đáp ứng nhu cầu năm 2022. Thị trường có các yếu tố hỗ trợ giá theo xu hướng tăng. Tuy nhiên, khả năng biến động giá có thể xảy ra nếu có sự tham gia mạnh của các nhà đầu cơ.

Đi cùng với sự tăng giá, sự gia tăng mạnh của các yếu tố đầu vào do lạm phát khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp sụt giảm đáng kể. Đặc biệt, cước vận tải biển đã tăng hơn 500% trong năm qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Lạm phát thế giới năm 2022 sẽ dự báo sẽ tác động mạnh đến chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có hồ tiêu.

Sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng các nguyên nhân khách quan như sốt giá đất, giá phân, giá thuốc, nhân công tăng. Dự báo năm 2022 sản lượng hồ tiêu Việt Nam giảm so với năm 2021 sẽ làm cho giá tiêu tăng trong thời gian tới.

VPA nhận định, đại dịch toàn cầu từ năm 2020, gần đây nhất là việc xuất hiện biến chủng Omicron vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế toàn cầu trong đó có thị trường quan trọng của hồ tiêu Việt Nam như Mỹ và các nước châu Âu, khu vực Nam Á. Chính sách zero Covid của Trung Quốc cũng tác động không nhỏ tới thị trường khi 90% lượng hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Việc tắc nghẽn ở các cửa khẩu, việc thắt chặt việc đi lại tại thị trường nội địa Trung Quốc khi phát hiện ca dương tính sẽ làm cho việc tiêu thụ hồ tiêu của Trung Quốc giảm xuống.

Bên cạnh đó, việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế trong năm 2022 khả năng sẽ khó thực hiện làm giảm đi việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường và khách hàng mới của các doanh nghiệp.

Ở thời điểm cuối năm 2021, đầu năm 2022, giá thị trường nội địa cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu của Trung Quốc. Sau khi tiệm cận mức giá 89.000 đồng/kg vào giữa tháng 10/2021, giá giảm 2.000-3.000 đồng cho tuần tiếp theo trước khi tăng trở lại mức 89.000 đồng/kg vào đầu tháng 11.

Tuy nhiên, kể từ đó cho đến nay, giá liên tục giảm và có thời điểm xuống 78.000 đồng/kg vào những ngày cuối tháng 12/2021.

Việc Trung Quốc mua chậm hoặc thậm chí ngừng mua tùy thời điểm cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm giá tiêu hiện nay, từ mức thu mua bình quân 3.000-4.000 tấn/tháng thì trong tháng 10, Trung Quốc chỉ mua 546 tấn, tháng 11 mua 463 tấn, tháng 12 mua 513 tấn.

Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC), tổng sản lượng hồ tiêu năm 2021 ước đạt 514.950 tấn, giảm 61.050 tấn, tức giảm 11% so với năm 2020 (576.000 tấn).

Nhìn chung giá thấp trong những năm qua không còn hấp dẫn nên nông dân trồng tiêu đã giảm chi phí đầu tư dẫn đến giảm sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2021.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 24/1/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC) đánh giá, tổng sản lượng hồ tiêu năm 2021 ước đạt 514.950 tấn. Con số này giảm 61.050 tấn, tương đương 11% so với mức 576.000 tấn vào năm 2020.

IPC nhận định, sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2021 giảm ở Việt Nam, Brazil và Malaysia nhưng tăng nhẹ ở Indonesia, Ấn Độ và Sri Lanka.

Lượng xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu năm 2021 ước đạt 435.182 tấn, giảm 9% so với mức 479.145 tấn vào năm 2020. Ba quốc gia xuất khẩu hàng đầu là Việt Nam, Brazil và Indonesia.

Năm 2021, hồ tiêu toàn cầu bước vào chu kỳ tăng giá. Tình trạng khan hàng tại nhiều nước sản xuất tiêu lớn trên thế giới cùng với việc tăng giá cước vận tải đã đẩy giá hồ tiêu tăng mạnh trong thời gian qua.

Bình luận