Chờ...

Giá tiêu ngày 24/3: Giá tiêu phục hồi tăng đến 2.000đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 24/3 phục hồi tăng 500- 2.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trọng điểm Tây nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới không đổi.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 74.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  71.000 đồng/kg  tại Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, lên mức 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng mạnh nhất là 2.000 đồng/kg, lên  ngưỡng 71.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong  ngưỡng 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng 1.000 đồng/kg , lên ngưỡng 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  tăng 1.000 đồng/kg , lên mức 71.000đồng/kg.Giá 

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

71,500

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,000

+2000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

71,500

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

74.000

+1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

73, 000

+1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

71,000

+1.000

Giá tiêu hôm nay 24/3/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu gần đây bắt có dấu hiệu giảm. Điều này khiến những người găm hàng trước đó bắt đầu tìm cách bán tháo.

Đúng như những cảnh báo về rủi ro mà các chuyên gia đã đưa ra trước đó, giá tiêu hôm nay bắt dầu có dấu hiệu chùng xuống khi giá giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với cuối tuần trước, dao động trong khoảng 71.000 - 73.500 đồng/kg, tùy khu vực. Nếu so với thời điểm "nóng nhất" hôm 19/3 khi giá tiêu đạt gần 80.000 đồng/kg, giá tiêu hiện giảm khoảng 4.500 - 7.000 đồng/kg.

Lúc này, khác với thời điểm trước đó khi không ai chịu bán thì nhiều người bắt đầu có tâm lý sợ giá tiêu giảm hơn nữa nên bắt đầu "xả hàng".

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, một trong những công ty xuất khẩu tiêu lớn nhất Việt Nam cho biết: "Giá tiêu hôm Chủ Nhật (21/3) rơi thẳng đứng, nhiều người tranh nhau bán. Điện thoại tắc nghẽn như HOSE. Người trữ tiêu thì bao la nhưng người mua thì không có. Chúng tôi đã cố gắng làm việc cả ngày Chủ Nhật nhưng sức người có hạn".

Ông Thông chia sẻ thêm với người viết, thời điểm thị trường còn thiếu hàng do người dân không muốn bán, Phúc Sinh đã tích đủ hàng giá rẻ từ trước để giao cho khách nên không chịu nhiều thiệt hại.

Một số thông tin cho rằng thương lái Trung Quốc đang sang gom hàng tại Việt Nam, tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam phủ nhận thông tin này.

"Hiện nay, chưa có hiện tượng thương lái Trung Quốc sang gom hàng vì giá ở Việt Nam còn ở mức cao, chưa ai dám mua ở giá này", ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam trao đổi với người viết.

Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng may mắn được như Phúc Sinh mà hầu như phải chịu cảnh "tiến thoái lưỡng nan" khi không thể mua hàng để giao cho khách mà nếu mua được thì phải chịu thua lỗ khi chót ký bán giá rẻ mà giá nội địa lại quá cao.

Ông Nguyễn Nam Hải cho biết việc giá tiêu tăng nóng tới 20.000 đồng/kg chỉ trong vòng khoảng 10 ngày là điều bất thường.

Mặc dù sản lượng ở Việt Nam và các nước trên thế giới được dự báo giảm do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhưng mức giảm không tương xứng với tốc độ tăng giá như hiện nay.

"Nguyên nhân tăng đa phần là do yếu tố đầu cơ. Điều này tạo ra rủi ro với người nông dân và doanh nghiệp", ông Hải nhận định.

Có lúc cao điểm, giá tiêu thậm chí đã gần chạm mức 80.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Tấn Hiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết giá tiêu tăng nóng thời gian gần đây chủ yếu người dân không muốn bán ra.

"Nếu dân bán ra thì đại lý cũng ôm cũng không chịu bán. Nhìn chung hàng nằm trong tay dân và đầu cơ, không đến được tay doanh nghiệp xuất khẩu.

Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Việt Nam đứng trước nguy cơ bể hợp đồng vì hàng chỉ bán lưu thông trong giới đầu cơ, đại lý và người dân chứ không về đến tay người xuất khẩu", ông Hiên nhận định.

Trước tình hình biến động của giá hồ tiêu, VPA cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu không ký hợp đồng giao xa để tránh rủi ro. Đối với những hợp đồng đã ký nên điều tiết tiến độ mua hàng vì hồ tiêu chưa thu hoạch rộ.

Thời tiết năm nay lạnh nên tiêu chín chậm hơn một tháng kéo theo thời điểm sau tết không có hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa mua được hàng. Nhiều tin đồn cho rằng năm nay cung sẽ thiếu hụt so với nhu cầu do sản lượng giảm.

Thế nhưng, nhìn chung cung vẫn cao hơn so với nhu cầu. Nhu cầu hồ tiêu của thế giới hiện nay khoảng 500.000 tấn trong khi đó nguồn cung năm 2021 cộng thêm tồn kho của những năm trước khoảng 600.000 tấn.

Trong khi đó, đơn hàng như mọi năm, thậm chí có lúc ít hơn năm ngoái vì một số khách hàng vẫn còn tồn kho.

Ngoài ra, vị này cảnh báo trong giai đoạn giá tiêu biến động mạnh như hiện nay người dân không nên hái xanh hoặc đổ xô trồng tiêu.

"Kinh nghiệm từ bài học năm 2014 khi giá tiêu tăng kỷ lục lên tới hơn 200.000 đồng/kg, nhiều hộ đổ xô đi trồng tiêu, kể cả những vùng không phù hợp cũng trồng tiêu nên giờ phải nhận trái đắng", ông Hải cho biết.

Giá tiêu thế giới đứng yên

Hôm nay 24/3/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 38.100 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2020 không đổi, ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 24/3: Giá tiêu quay đầu tăng đến 2.000đồng/kg 2
Giá tiêu ngày 24/3: Giá tiêu quay đầu tăng đến 2.000đồng/kg 3

Theo số liệu thống kê từ Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong năm 2020 đạt 27,44 nghìn tấn, trị giá 85,27 triệu USD, giảm 6,5% về lượng và giảm 8,4% về trị giá so với năm 2019.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ đạt 3.108 USD/tấn, giảm 2% so với năm 2019. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ giảm ở hầu hết các thị trường cung cấp chính, nhưng tăng từ Indonesia.

Năm 2020, Ấn Độ giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Indonesia, nhưng tăng từ Sri Lanka, Brazil, Ecuador.

Trong đó, nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ từ Việt Nam đạt 10,36 nghìn tấn, trị giá 23,1 triệu USD, giảm 19,1% về lượng và giảm 25,7% về trị giá so với năm 2019.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ chiếm 37,74% trong năm 2020, thấp hơn so với 43,61% thị phần trong năm 2019.

Ngược lại, Ấn Độ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Sri Lanka với mức tăng 9,1% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với năm 2019, đạt trên 6 nghìn tấn, trị giá 35,76 triệu USD.

Thị phần hạt tiêu của Sri Lanka trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ chiếm 22,03% trong năm 2020, cao hơn so với 18,88% trong năm 2019, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu.