Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 75.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 72.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong mức 73.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 72.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 75.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 74.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 73.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
73,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
73,500 |
+500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
73,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
75.500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
74, 500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
73,000 |
0 |
Giá hồ tiêu tăng cao trong thời gian gần đây là tín hiệu đáng mừng, là cơ hội để người trồng tiêu vực dậy sau nhiều năm giá xuống thấp.
Đây là tuần thứ 3 liên tiếp ghi nhận giá tiêu tại các địa phương tăng nhẹ. Trong tháng 6/2021, diễn biến giá tiêu giảm nhẹ ở đầu tháng, sau đó tăng nhẹ với các bước giá 1.000 – 2.500 đồng/tuần.
Theo đánh giá của cộng đồng diễn đàn hồ tiêu Việt Nam, việc tăng giá mạnh như thời điểm tháng 3/2021 là khó xảy ra. Bởi vì hầu hết các công ty xuất khẩu hiện nay đều không dám bán khống nữa, do nguồn cung thiếu hụt so với mọi năm. Thay vào đó họ sẽ mua bán sang tay, điều này dẫn đến giá tiêu sẽ tiếp tục tăng một cách chậm, nhưng chắc.
Nửa đầu tháng 6/2021, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 16.764 tấn tiêu với giá trị kim ngạch 59,02 triệu USD, giảm 12,41% về lượng nhưng lại tăng 31,35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.521 USD/tấn, tăng 2,68% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2021. Đây tiếp tục là tín hiệu khả quan cho thị trường.
Ông Lê Đức Huy – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH XNK 2/9 Đắk Lắk cho biết, lượng hàng xuất khẩu của đơn vị giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là đơn vị xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk về ngành hàng hồ tiêu. Theo ông Huy, nguyên nhân do sự khan hiếm container xuất đi Mỹ và châu Âu dẫn đến khách hàng chậm nhận được hàng.
Sự đình trệ của vận tải cũng khiến dòng tiền của các công ty có chu kỳ xoay vòng dài hơn, thị trường nhìn chung thiếu động lực.
Đánh giá chung từ đầu năm, cả nước đã xuất khẩu được 121.000 tấn hồ tiêu, đạt 379 triệu USD. Do năng suất niên vụ tiêu năm nay giảm gần 30%, nên khối lượng xuất khẩu đã giảm 17,1%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng 23% so với cùng kỳ do giá hồ tiêu tăng trở lại.
Giá tiêu thế giới đi giảm
Hôm nay 26/6/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giảm 50 Rupi/tạ, về mức 41.800 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2021 ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 10/6/2021 đến ngày 16/6/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,9 VND/INR.
Tổ chức Hồ tiêu Quốc tế (IPC) dự báo sản lượng hạt tiêu toàn cầu trong năm 2021 đạt 555 nghìn tấn, giảm 21 nghìn tấn so với năm 2020. Tuy nhiên, con số có thể thấp hơn khi mới đây IPC tiếp tục điều chỉnh hạ dự báo sản lượng hạt tiêu của Việt Nam.
Hiện tại, dịch bệnh Covid-19 và điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã khiến tình hình sản xuất hạt tiêu tại nhiều quốc gia gặp khó khăn. Tại Malaysia, nông dân trồng tiêu hiện gần như không thể thu hoạch và bán sản phẩm ra thị trường, mặc dù đang là thời điểm thu hoạch chính vụ, do diễn biến phức tạp của đại dịch.
Còn tại Brazil, sản lượng tiêu được dự báo sẽ giảm mạnh trong năm 2021 do quốc gia này có khả năng phải đối mặt với một đợt hạn hán nghiêm trọng từ tháng 6 đến tháng 9 tới. Đây được dự báo là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 91 năm qua.
Sản lượng giảm từ sản xuất nhưng nguồn cung cũng đang bị gián đoạn bởi tình rạng thiếu container rỗng và giá cước tàu biển tăng quá cao, nhất là tại châu Á. Do tình trạng gián đoạn của các tàu container trên toàn thế giới, Chỉ số World Container Index do hãng tư vấn Drewry công bố vào ngày 27/5 cho thấy, cước vận tải biển cho một container loại 40 foot từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Rotterdam (Hà Lan) đã chạm ngưỡng 10.174 USD, tăng 3,1% so với tuần trước và nhảy vọt 485% so với cùng kỳ năm ngoái.