Giá tiêu sáng nay đi ngang, cao nhất ở ngưỡng 72.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 69.500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 71.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động trong ngưỡng 72.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 71.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai không đổi, dao động ở ngưỡng 69.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
71,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
70,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
71,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
72,500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
71,500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
69, 500 |
0 |
Giá tiêu hôm nay giữ ổn định so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu giảm 500 - 2.000 đồng/kg tùy từng địa phương, trong đó khu vực Đông Nam Bộ mất nhiều hơn các tỉnh Tây Nguyên. Giá tiêu đang bị ảnh hưởng hưởng bởi tình hình lạm phát tăng cao trên thế giới, dẫn đến việc tiêu thụ gặp khó khăn.
Trong tháng 6, thị trường hồ tiêu ghi nhận tín hiệu tích cực khi Trung Quốc, thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn của nước ta tăng mua trở lại sau nhiều tháng sụt giảm.
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 17 ngày đầu tháng 6, Việt Nam đã xuất khẩu được 13.421 tấn hồ tiêu, trong đó tiêu đen đạt 11.699 tấn, tiêu trắng đạt 1.722 tấn; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 55,7 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 46,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 9,4 triệu USD.
Tổng lượng xuất khẩu của 5 doanh nghiệp hàng đầu chiếm 39,8% gồm các doanh nghiệp: Trân Châu, Olam, Phúc Sinh, Nedspice và Haprosimex JSC.
Đáng chú ý, 17 ngày đầu tháng 6 ghi nhận lượng nhập khẩu của Trung Quốc đứng đầu đạt 1.603 tấn, tiếp theo là UAE, Singapore và Mỹ.
Như vậy, chỉ sau 17 ngày đầu tháng 6, lượng hồ tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc đã cao gấp 6 lần so với chỉ 263 tấn của tháng trước và là mức cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây.
Theo VPA, việc Trung Quốc thu mua trở lại hy vọng sẽ là tín hiệu khởi sắc khi mà thị trường hồ tiêu trầm lắng trong suốt khoảng thời gian 1,5 tháng vừa qua.
Từ đầu năm đến nay giá tiêu trong nước đã giảm hơn 10% (8.000 – 9.000 đồng/kg), từ 80.000 – 82.000 đồng/kg xuống chỉ còn 70.500 – 73.500 đồng/kg.
Theo VPA, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm là nguyên nhân chính dẫn đến đà đi xuống của giá tiêu thời gian qua. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng tác động không nhỏ đến thị trường tiêu thụ mặt hàng này.
Việc Trung Quốc theo đuổi chính sách Zero COVID cũng là nguyên nhân chính dẫn đến giá tiêu giảm khi đây là thị trường nhập khẩu tiêu lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Thế nhưng lượng nhập khẩu tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm giảm tới 89% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Theo Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia, nước này đã xuất khẩu 5.559 tấn hồ tiêu trong 5 tháng đầu năm, giảm 25,5% so với cùng kỳ, Phnom Penh Post đưa tin.
Trong đó, Việt Nam là thị trường tiêu thụ lớn nhất với 5.131 tấn - chiếm 92,3% tỷ trọng, tiếp theo là Đức (356 tấn), Đài Loan (21 tấn), Malaysia (14 tấn), Pháp (10,5 tấn), Bỉ (8,8 tấn) và Cộng hòa Séc (7,9 tấn),…
Các biện pháp hạn chế nhập cảnh do COVID-19 gây ra ở các nước láng giềng và việc kiểm tra hàng hóa chặt chẽ hơn có thể là nguyên nhân khiến xuất khẩu hồ tiêu giảm.
Tiêu của Campuchia thường được thu hoạch thủ công từ tháng 1 đến tháng 5, trước khi gió mùa Tây Nam kéo theo mùa mưa từ giữa tháng 5. Trong mùa thu hoạch cao điểm, giá tiêu giảm xuống trung bình 13.000 riel (3,2 USD)/kg, từ mức 16.000 riel hồi tháng 1.
Trước việc giá tiêu giảm, ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia(CPSF) cho rằng, nguyên nhân là thương lái Việt Nam hạ giá.
Vì vậy, Liên đoàn đang liên kết các nông dân lại với nhau và tìm kiếm các nhà xuất khẩu để mua tiêu trực tiếp từ người trồng, mà không cần phải phụ thuộc vào các thương lái Việt Nam.