Giá tiêu ngày 27/7: Thị trường trầm lắng do dịch bệnh và tác động từ giá thế giới

(VOH) - Giá tiêu ngày 27/7 đi ngang tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm, thị trường giao dịch ảm đạm. Giá tiêu thế giới giảm.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  71.000 đồng/kg  tại  Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 71.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đứng giá, dao động ở ngưỡng 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  ổn định, dao động ở  ngưỡng 72.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

73,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

73,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

74, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

72,000

0

 

Giá tiêu hôm nay 27/7/2021
Ảnh minh họa: internet

Hiện thị trường giao dịch đang trầm lắng do một loạt các tỉnh phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo phản ánh của các đơn vị xuất khẩu, các đơn hàng vẫn được ký mới vì từ trước đến nay vẫn chủ yếu làm việc qua mạng, chỉ có khẩu vận chuyển, giao hàng sẽ bị ảnh hưởng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương án kỹ càng cho mọi tình huống phát sinh. Với tình hình như hiện nay, các đơn hàng xuất tháng 8/2021 phải lấy từ trong kho, do việc gom hàng trong dân bị hạn chế vì Chỉ thị 16. Do vậy, khi hết giãn cách các công ty phải tăng cường mua vào để bù đắp. Do vậy giới đầu cơ tin rằng sẽ có 1 đợt tăng giá lên 80.000 đồng/kg ngay sau khi hết giãn cách xã hội ở các tỉnh thành phía Nam.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 7/2021 đạt 14.320 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 52,47 triệu USD, đưa xuất khẩu 6,5 tháng đầu năm lên đạt 168.204 tấn, giảm 3,62% về lượng nhưng lại tăng 46,35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.664 USD/tấn, tăng 2,29% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 6/2021.

Theo Sở Công Thương Đắk Lắk, 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh này xuất khẩu 1.900 tấn hồ tiêu. Do chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ giảm và hoạt động thông quan không thuận lợi khiến việc giao hàng hóa bị chậm lại. Hiện các DN đang rất khó khăn ở khâu vận chuyển, tình trạng thiếu container và tàu vận chuyển đã đỡ căng thẳng hơn nhưng giá cước tàu biển tăng cao.

Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho hay, đơn cử như với mặt hàng cà phê, cước phí vận chuyển tăng cả chục lần so với cùng kỳ những năm trước đây. Giá cước vận chuyển và giá container tăng cao đẩy giá thành lên cao, làm ảnh hưởng lớn trong vấn đề tiêu thụ nông sản của tỉnh.

Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu khá ổn định. Trên thực tế, thị trường này luôn nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam với điều kiện CNF, tức người bán sẽ trả tiền vận chuyển và nhận tất cả rủi ro về chi phí vận chuyển.

Thời hạn ký hợp đồng giao hàng với thị trường Mỹ luôn luôn dao động từ một tháng trở lên. Doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn hàng nhưng với khâu vận chuyển thì gặp khó khăn trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 phức tạp.

Dự báo trong ngắn hạn, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 lần thứ 4, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá tiêu thế giới ở mức thấp

Hôm nay 27/7/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giảm về mức 41.700 Rupi /tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2021 ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 27/7: Thị trường trầm lắng do dịch bệnh và tác động từ giá thế giới 2
Giá tiêu ngày 27/7: Thị trường trầm lắng do dịch bệnh và tác động từ giá thế giới 3

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 22/7/2021 đến ngày 28/7/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,39 VND/INR.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), thời gian gần đây, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chuyển hướng nhập khẩu hạt tiêu từ Brazil vì chất lượng không quá chênh lệch so với hạt tiêu của Việt Nam. Đồng thời, chi phí vận chuyển từ Brazil đến Mỹ chỉ bằng 1/3 và đến EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam. Như vậy tình trạng thiếu container rỗng khiến giá tàu biển tăng cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu khá ổn định của Việt Nam.

Theo trang peppertrade, vụ thu hoạch của Indonesia năm nay diễn ra muộn hơn so với dự kiến do dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nước này. Với năng suất giảm, sản lượng tiêu dành cho xuất khẩu của Indonesia năm nay dự kiến vào khoảng 10 – 15 nghìn tấn (tổng sản lượng hạt tiêu đạt khoảng 30 nghìn tấn nhưng tiêu thụ nội địa chiếm một nửa với 15 nghìn tấn). Xuất khẩu từ Indonesia cũng đang có những hạn chế nhất định bởi tình trạng thiếu container và giá cước vận tải tăng cao.

Còn tại Brazil, vụ thu hoạch tiêu thứ hai của nước này dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 với sản lượng khoảng 25 nghìn tấn. Tuy việc giao hàng nhanh nhưng giá cao hơn so với Việt Nam. Đồng Real của Brazil thời điểm cuối tháng 6 tăng giá khá mạnh so với USD và đạt mức cao nhất 1 năm, do đó nhiều khả năng giá tiêu từ Brazil sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu của Mỹ trong những tháng đầu năm nay vẫn tương đối tốt. Theo số liệu từ Ủy Ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ trong tháng 5 tăng lên mức cao nhất trong vòng một năm qua với 8,5 nghìn tấn, nâng tổng nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ trong 5 tháng đầu năm lên 35,6 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ.