Gía tiêu sáng nay tăng 500 đồng/kg, cao nhất ở ngưỡng 79.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 76.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang , dao động trong mức 77.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động 76.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động 79.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động 78.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động 76.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
77,000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
76,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
77,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
79,000 |
+500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
78,000 |
+500 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
76, 500 |
+500 |
Giá tiêu hôm nay giữ nguyên ở các tỉnh Tây Nguyên, tăng 500 đồng/kg tại khu vực Đông Nam Bộ. Thị trường các tỉnh Đông Nam Bộ tuần này dao động trong biên độ nhẹ, lên xuống thất thường.
Thị trường trong nước đang chững lại trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Theo các chuyên gia, thị trường tháng 5/2022 sẽ không tăng mạnh nếu không có sự tham gia của Trung Quốc.
Còn trên thực tế, ngay trước kỳ nghỉ lễ, nhiều phản hồi trên các diễn đàn hồ tiêu trong nước cho thấy thương lái đã tích cực vào tận vườn hỏi mua với giá cao hơn giá tham khảo trên mạng. Đây là tín hiệu tốt cho giá tiêu quý II/2022.
Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trên bình diện thế giới, lượng hàng trong kho ở các quốc gia tiêu thụ vẫn còn đáp ứng đủ nhu cầu, do đó giá hồ tiêu toàn cầu trong những tháng qua không cho thấy sự dao động lớn mặc dù sản lượng hồ tiêu toàn cầu được dự báo tiếp tục giảm 3% trong năm 2022 (theo IPC), chủ yếu giảm từ Việt Nam và Ấn Độ.
Xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu của các quốc gia sản xuất trong năm 2021 ước tính đạt 475.889 tấn, giảm khoảng 4% so với với năm 2020, thay vì giảm 9% so với dự báo trước đó.
So với quý IV/2021, giá FOB trung bình tiêu đen và tiêu trắng trong quý I/2022 của các quốc gia sản xuất đồng loạt giảm, trừ tiêu đen Ấn Độ và Malaysia. Brazil hiện là quốc gia cung cấp hồ tiêu với mức giá thấp nhất.
Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của Mỹ trong năm 2021 tiếp tục tăng với lượng nhập khẩu lên đến 94.174 tấn, tăng 8,8% về lượng và tăng 44,4% về trị giá so với năm 2020. EU tăng cường kiểm soát hồ tiêu nhập khẩu từ Brazil với yêu cầu giấy chứng nhận và kết quả phân tích chứng minh không có vi khuẩn Salmonella.
Năm 2021, Campuchia xuất khẩu đạt 27.111 tấn hồ tiêu, tăng 81% so với năm 2020. Trong khi xuất khẩu chính ngạch chiếm 22,6% còn lại là xuất khẩu qua đường tiểu ngạch.
Quý 1/2022, Campuchia đã xuất khẩu hơn 3.073 tấn, tăng 175% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó Việt Nam là thị trường nhập khẩu chủ yếu 2.914 tấn, tiếp theo là Đức - 106 tấn. Việc xuất khẩu hồ tiêu tăng vào đầu năm nay là kết quả của vụ thu hoạch đang vào cao điểm từ tháng 12 năm ngoái.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát giá tiêu sáng ngày 28/4/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 53,700 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 4 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo Tổng cục Nông nghiệp - thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, trong quý I năm nay, Campuchia đã xuất khẩu 3.073 tấn hồ tiêu, tăng 175% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Việt Nam vẫn là thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất của Campuchia với 2.930 tấn, chiếm hơn 95% trong tổng xuất khẩu của Campuchia.
Các thị trường tiếp theo là Đức (106 tấn), Malaysia (13,6 tấn), Bỉ (8,8 tấn), Pháp (8 tấn), Cộng hòa Séc (2,3 tấn) và Canada, Nhật Bản (cùng đạt 1 tấn). Xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Kazakhstan và Australia ở mức dưới 1 tấn.
Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho biết sự gia tăng xuất khẩu hồ tiêu vào đầu năm nay là kết quả của lượng dự trữ hiện có dồi dào từ vụ thu hoạch tháng 11 năm ngoái.