Giá tiêu ngày 28/7/2022: Giá tiêu chững lại sau khi bật tăng mạnh

(VOH)-Giá tiêu ngày 28/7 đi ngang, so với đầu tháng giá tiêu trong nước đang cao hơn 1.000 - 1.500 đồng/kg. Cùng với đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng 100 USD/tấn.

Giá tiêu hôm nay 28/7 ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 73.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 70.000 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

71,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

70,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

71,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

73,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

72.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

70, 000

0

Giá tiêu hôm nay 28/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm hôm qua. Sau quãng thời gian giữa tháng liên tục hạ, thị trường dần lấy lại được đà tăng. So với thời điểm ngày 1/7/2022, giá tiêu trong nước đang cao hơn 1.000 - 1.500 đồng/kg. Cùng với đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng 100 USD/tấn, tương ứng với 3.750 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.800 USD/tấn với tiêu trắng.

Đại diện Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cho biết căng thẳng địa chính trị, lạm phát gia tăng, chính sách Zero COVID của Trung Quốc và thiếu thông tin thị trường xuất khẩu... là những yếu tố cản trở xuất khẩu tiêu nửa cuối năm 2022.

Thống kê của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), 6 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt hơn 125.500 tấn, tương đương 569 triệu USD, giảm 19% về lượng nhưng tăng 13,5% về kim ngạch xuất khẩu. Hiện, hồ tiêu Việt Nam vẫn chiếm 55% thị phần toàn cầu.

Ông Lê Việt Anh, Chánh Văn phòng VPA đánh giá 6 tháng đầu năm, cơ cấu các loại tiêu xuất khẩu có sự chuyển dịch lớn. Điều này cho thấy ngành tiêu đang tích cực xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

Cụ thể, xuất khẩu tiêu đen nguyên hạt giảm 24,5%; tiêu đen xay giảm 6,4%; tiêu ngâm giấm hạ xuống 62,3% trong khi đó xuất khẩu hàng chế biến sâu như tiêu trắng nguyên hạt lại nhích lên 7,1%; tiêu trắng xay tăng 26%...

6 tháng đầu năm, cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu sang các châu lục được phân bổ như sau: châu Á chiếm 44%, châu Mỹ 26%, châu Âu 24% và châu Phi 5,3%...

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam với hơn 30.000 tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng sau Mỹ là các thị trường như UAE, Ấn Độ, Đức…

Ông Lê Việt Anh nhận định nửa cuối năm 2022, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của xung đột tại Đông Âu, giá dầu tăng, lạm phát kinh tế.

Bên cạnh đó, việc thị trường Trung Quốc – thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ hai thế giới vẫn theo đuổi chính sách Zero-COVID cũng khiến xuất khẩu tiêu của Việt Nam chững lại.

Mặt khác, rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu ngày càng cao, hồ tiêu của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ như Brazil, Indonesia, Cambodia.

Chia sẻ tại tọa đàm tư vấn xuất khẩu gia vị sang thị trường Trung Đông và Châu Phi, đại diện VPA cho biết một khó khăn khác là thiếu thông tin về nhu cầu thị trường cũng như thông tin thay đổi chính sách của các nước nhập khẩu, đặc biệt là khu vực Trung Đông và châu Phi.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Thị trường hồ tiêu toàn cầu đang khá trầm lắng do người mua và người bán vẫn tỏ ra thận trọng trong một thị trường bị chi phối bởi sự bất ổn kinh tế và lạm phát.

Thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam đã kết thúc và sản lượng năm nay giảm khoảng 10% so với năm ngoái, các vùng trồng tiêu ở Việt Nam đã có những cơn mưa đầu mùa buộc nông dân phải bón phân sớm.

Tuy nhiên, chi phí phân bón đã tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái trong khi giá tiêu có xu hướng giảm. Vì vậy, nông dân và người thu mua đang giữ lại hàng.

Tại Brazil, nước sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai thế giới, vụ mùa đang được thu hoạch và sản lượng khá tích cực. Hiện, thị trường đang có sự cạnh tranh về lao động thu hoạch giữa cà phê và tiêu tại Brazil.

Tương tự, vụ mùa của Indonesia bắt đầu vào tháng 7 và triển vọng có vẻ khả quan hơn so với năm 2021.