Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 81.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 79.000 đồng/kg tại Gia Lai
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong mức 80.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 81.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 80.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
80,000 |
+500 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
79,000 |
+500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
80,000 |
+500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
81,500 |
+500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
80,500 |
+500 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
79,500 |
+500 |
Sáng nay giá tiêu trong nước tăng 500 đồng/kg tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Đây là ngày tăng thứ 2 liên tiếp của thị trường trong nước. Trong kho đó, sau 1 ngày tăng 100 USD/tấn với giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam, Hiệp hội hồ tiêu thế giới đã có điều chỉnh lại. Cụ thể, giá tiêu trắng xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh 300 USD/tấn, xuống còn 6.200 USD/tấn, cùng đà giảm còn có tiêu đen 500g/l, giảm 90 USD/tấn, còn 4.200 USD/tấn; duy chỉ có tiêu đen xuất khẩu 550g/l tăng nhẹ, từ 4.390 lên 4.400 USD/tấn. Thị trường được nhận định sẽ dần sôi động cho tới giáp Tết âm lịch, cũng là thời điểm chuẩn bị vào vụ thu hoạch mới. Khi đó dòng tiền từ cà phê sẽ chuyển dịch trở lại thị trường hồ tiêu, trong bối cảnh vụ thu hoạch trễ hơn mọi năm.
Tổng kết năm, số liệu cho thấy nguồn hồ tiêu nhập khẩu ngày càng tăng từ Campuchia. Số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 11 tháng năm 2021, nhập khẩu hồ tiêu từ Campuchia tăng 111% so với cùng kỳ năm trước. Theo nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Nguyễn Nam Hải, sản lượng hồ tiêu ở các tỉnh biên giới Campuchia giáp Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm, chủ yếu bán sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Hai năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên một lượng hồ tiêu Campuchia chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu nhập hồ tiêu để chế biến xuất khẩu.
Năm 2021 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ trở lại của ngành hồ tiêu Việt Nam sau 4 năm vật lộn với khó khăn do nguồn cung dư thừa, giá liên tục lao dốc. Ngay từ đầu năm nay, giá mặt hàng này đã tăng 40 - 44%, từ 51.000 – 53.000 đồng/kg từ giữa tháng 2 lên mức 76.000 – 79.500 đồng/kg vào ngày 19/3 dù đang trong vụ thu hoạch hồ tiêu.
Sau đó, đỉnh điểm là đợt tăng giá lên đến 90.000 đồng/kg vào cuối tháng 10, mức cao nhất kể từ cuối năm 2017. Mức giá ở thời điểm hiện tại cao hơn 53 – 54% so với đầu năm nay và cao hơn nhiều những năm gần đây, chấm dứt chuỗi giảm giá trong 4 năm liên tiếp và báo hiệu một chu kỳ tăng giá mới của ngành hồ tiêu.
Hầu hết chuyên gia, đơn vị xuất khẩu và người trồng hồ tiêu cũng đều có chung kỳ vọng là giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 do cung – cầu hồ tiêu đang dần trở về trạng thái cân bằng, thậm chí có thể thiếu hụt nếu tình hình sản xuất không thuận lợi.
Tuy nhiên, diễn biến thị trường cũng được cho là sẽ rất khó đoán bởi xu hướng giữ tiêu trong dân cũng như giới đầu cơ nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong năm 2022.
Số liệu về xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong 10 năm qua cho thấy, ngành hàng này vẫn còn nhiều bấp bênh và bất cứ sự gia tăng nào về nguồn cung trong tương lai cũng có thể dẫn đến nguy cơ sụt giảm về giá.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, để duy trì được mức giá cao trong những năm tiếp theo, việc kiểm soát sự gia tăng về nguồn cung là một trong những yếu tố then chốt.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát giá tiêu sáng ngày 29/11/2021, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Xét theo chủng loại, thị trường tiêu đen toàn cầu được phân thành hữu cơ và vô cơ. Phân khúc hữu cơ được dự đoán sẽ tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2021-2028 nhờ mức độ nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng.
Dựa trên vị trí địa lý, thị trường tiêu đen toàn cầu được chia theo khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ.
Nhìn chung, thị trường tiêu đen toàn cầu đang bùng nổ ở tất cả các khu vực vì nhiều lý do. Việc gia tăng các sản phẩm thực phẩm và sự thâm nhập ngày càng tăng của ngành kinh doanh thức ăn nhanh đang thúc đẩy thị trường ở Việt Nam.
Thị trường tiêu đen Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng trong giai đoạn dự báo.
Thu nhập tăng, kinh doanh thực phẩm phát triển, thay đổi lối sống và sự phổ biến của y học cổ truyền đang là các yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu đen tại các thị trường quan trọng, ở các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhu cầu ngày càng tăng đối với bánh kẹo và các sản phẩm bánh mì cũng như việc sử dụng hồ tiêu đen trong các sản phẩm làm đẹp dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường ở châu Âu.