Giá tiêu ngày 29/3/2022: Thị trường tiêu trầm lắng, nông dân trữ hàng chờ giá

(VOH) - Giá tiêu ngày 29/3 tiếp tục đứng yên. Thời điểm này người nông dân trồng tiêu đang chủ động giữ hàng chờ tín hiệu thị trường nên giao dịch khá ảm đạm.

Giá tiêu hôm nay 29/3 đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm. Giá tiêu sáng nay cao nhất ở ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 77.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 77.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

77, 500

0

Giá tiêu hôm nay 29/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Hiện các địa phương đang bước vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch vụ, nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá giảm. Vụ mùa hạt tiêu năm nay bị mất mùa do thời tiết không thuận lợi, dẫn đến nguồn cung giảm, khoảng 10%.

Dự kiến thị trường tăng mua từ đầu tháng 4/2022. Năm nay nông tiêu chủ động giữ hàng hơn mọi năm nên thị trường tháng 3/2022 kém sôi động, khá ảm đạm.

Xung đột Nga - Ukraine khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, lạm phát, hàng hóa tăng giá tại nhiều quốc gia. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực lên giá hạt tiêu toàn cầu.

Xu hướng giảm giá được dự báo chỉ diễn ra trong ngắn hạn, bởi chí phí sản xuất, từ phân bón, xăng dầu, công thu hái tăng cao, trong khi thời tiết diễn biến bất thường khiến sản lượng hạt tiêu giảm.

Trong 15 ngày đầu tháng 3/2022, xuất khẩu tiêu của nước ta đạt 11.146 tấn, kim ngạch đạt 52 triệu USD. Lũy tiến từ đầu năm đến 15/3/2022, Việt Nam xuất khẩu được 41.197 tấn, kim ngạch đạt 191,1 triệu USD. Số liệu xuất khẩu của tháng 3 năm nay kém xa so với mọi năm khi chưa xuất hiện dịch Covid-19.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong năm 2021 đạt 9,27 ngàn tấn, trị giá 30,62 triệu USD, giảm 6,1% về lượng, nhưng tăng 28,3% về trị giá so với năm 2020.

Cập nhật số liệu thống kê mới nhất từ Cơ quan Hải quan Nga cho thấy, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong tháng 1/2022 đạt 470 tấn, trị giá 1,75 triệu USD, giảm 20,2% về lượng, nhưng tăng 14,7% về trị giá so với tháng 1/2021; so với tháng 1/2020 giảm 27% về lượng, nhưng tăng 13,4% về trị giá.

Năm 2021, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga trong năm 2021 đạt mức 3.304 USD/tấn, tăng 36,5% so với năm 2020.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ Việt Nam tăng 48,8%, lên mức 3.840 USD/tấn; giá nhập khẩu từ Indonesia tăng 32,2% lên mức 3.138 USD/tấn.

Ngược lại, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ Brazil giảm 18,3%, xuống còn 3.180 USD/tấn. Trong tháng 1/2022, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga đạt mức 3.727 USD/ tấn, tăng 43,8% so với tháng 1/2021.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu từ Việt Nam vào thị trường Nga tăng 45,8%, lên mức 4.527 USD/tấn; từ Brazil tăng 79,5%, lên mức 4.488 USD/tấn.

Như vậy có thể thấy, giá nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt mức cao hơn so với các nguồn cung chính trong năm 2021 và tháng 1/2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận