Giá tiêu ngày 29/7/2022: Giá tiêu đứng yên

(VOH) Giá tiêu ngày 29/7 đi ngang, hiện nay, thị trường hồ tiêu đang bám sát và sẽ có những phản ứng tức thì với thông tin về mức tăng lãi suất và đánh giá của FED về triển vọng kinh tế Mỹ.

Giá tiêu hôm nay 28/7 ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 73.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 70.000 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

71,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

70,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

71,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

73,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

72.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

70, 000

0

Giá tiêu hôm nay 29/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Hôm nay, giá tiêu hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm hôm qua. Sau thời gian liên tục hạ vào giữa tháng 7, hiện nay thị trường dần lấy lại được đà tăng. So với thời điểm ngày 1/7/2022, giá tiêu trong nước đang cao hơn 1.000 - 1.500 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được hơn 125.000 tấn hồ tiêu, với tổng kim ngạch đạt gần 570 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm trên 19%, tuy nhiên do giá xuất khẩu tăng nên trị giá kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5%. Hồ tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm chiếm 55% thị phần toàn cầu, nhiều nhất thế giới.

Thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đứng đầu là châu Á (chiếm 44% thị phần), sau đó đến châu Mỹ (26,4%), châu Âu (23,9%) và châu Phi (5,3%), nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu hồ tiêu từ các thị trường này giảm.

Theo vneconomy, ông Lê Việt Anh, Chánh Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, những khó khăn, thách thức với xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong thời gian qua là do ảnh hưởng của xung đột tại Đông Âu, giá dầu tăng, lạm phát kinh tế… khiến nhu cầu toàn cầu giảm nên lượng nhập khẩu hồ tiêu và gia vị của các nước đều giảm.

Trong khi thị trường Trung Quốc theo đuổi chính sách zero Covid-19, nên từ một nước nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ 2 thế giới từ 50-60.000 tấn/năm, thì 6 tháng đầu năm 2022 nước này chỉ nhập khoảng 6.000 tấn… sụt giảm rất lớn

Giới đầu tư kỳ vọng, lượng nhập khẩu hồ tiêu từ nay đến cuối năm của Trung Quốc khoảng 50.000 tấn sẽ là động lực giúp giá tiêu trong nước tăng trở lại.

Hiện nay Việt Nam, Brazil và Indonesia là 3 quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, sếp thứ 4 là Ấn Độ. Ấn Độ ổn định lượng xuất khẩu trung bình hằng năm khoảng 19.000 tấn từ năm 2012-2022. Cùng với sự gia tăng sản lượng hồ tiêu năm 2021, lượng xuất khẩu hồ tiêu của Ấn Độ tăng 22% so với năm 2020, đạt 21.987 tấn. 5 tháng năm 2022, Ấn Độ xuất khẩu 10.860 tấn hồ tiêu, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá FOB tiêu đen Ấn Độ dao động theo chiều hướng tăng trong 3 năm qua. 6 tháng năm 2022, giá FOB trung bình của tiêu đen Ấn Độ ở mức 6.889 USD/tấn, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2021, sản lượng hồ tiêu của Ấn Độ tăng 7% so với năm trước, đạt 65.000 tấn. Cùng với sự sụt giảm diện tích canh tác hồ tiêu năm 2022, sản lượng hồ tiêu tại Ấn Độ dự kiến giảm 8% so với năm trước, còn 60.000 tấn.

Theo Bộ NN&PTNT, diện tích hồ tiêu năm 2020 đạt hơn 130.000 ha, tập trung ở 6 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước.

Tuy nhiên, diện tích này và sản lượng hồ tiêu có thể giảm trong năm 2021 và 2022 vì sâu bệnh, biến đổi khí hậu và thiếu đầu tư, chăm sóc.

VPA ước tính năm 2022 sản lượng hồ tiêu có thể đạt 175.000 tấn, giảm 10% so với năm 2021. Dù vậy, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới, chiếm 35% so với toàn cầu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Những quan chức trong ngành tiêu Campuchia ước tính sản lượng tiêu của nước này năm nay có thể tăng khoảng 10% so với năm 2021, khi mùa thu hoạch tính đến cuối tháng 6 đã hoàn thành hơn 90%.

Hàng năm, hồ tiêu của Campuchia thường được thu hoạch thủ công từ tháng 1 đến tháng 6, và kết thúc khi gió mùa Tây Nam mang theo mùa mưa từ giữa tháng 5.

Trong số các giống tiêu được trồng ở Campuchia, tiêu Kampot được đánh giá cao nhất và là giống duy nhất được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý quốc gia (GI).

Ông Nguon Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA), cho biết, những trận mưa lớn trái mùa từ tháng 2 đến tháng 4 đã thúc đẩy sự gia tăng sản lượng tiêu được gắn chỉ dẫn địa lý của Campuchia trong năm nay, đồng thời làm giảm đáng kể chi phí dành cho việc tưới tiêu.

Bình luận