Giá tiêu ngày 30/5/2022: Thị trường đang có bước điều chỉnh khó lường

(VOH) - Giá tiêu ngày 30/5 đi ngang sau nhiều phiên biến động tăng giảm đột ngột, thương lái ép giá thu mua.

Gía tiêu ổn định, cao nhất ở ngưỡng 73.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 70.000 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  73.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

71,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

70,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

71,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

73,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

72,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

70, 000

0

Giá tiêu hôn nay 30/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước sau khi có 2 phiên tăng liên tiếp đã chững lại. Tuy nhiên, tổng kết tuần trước giá tiêu mất 2.000 - 2.500 đồng/kg tùy từng địa phương. Tuần trước nữa giá tiêu mất 500 - 1.000.

Trong tuần qua, giá tiêu có sự biến động mạnh khi liên tục lao dốc trong những phiên đầu tuần. Nguyên nhân do các công ty xuất khẩu đã đủ hàng cho tháng 6/2022, thương lái ép giá thu mua. Bên cạnh đó giá tiêu chịu ảnh hưởng từ tỷ giá USD đang lên mức cao kỷ lục 2 thập kỷ qua. Từ đầu tháng Trung Quốc mở cửa để thông quan hàng hóa, nhưng vẫn trì trệ. Giới đầu cơ liên tục bán ra, trong khi nhu cầu của thị trường nước ngoài vào thời điểm này không cao. Những yếu tố trên cộng hưởng đã đẩy giá tiêu trong nước mất đến 4.000 đồng/kg.

Thị trường hồ tiêu trong nước ảm đạm cùng xu thế chung với các quốc gia khác, khi Cộng đồng Hồ tiêu thế giới báo cáo cả tuần qua ghi nhận triển vọng khá tiêu cực, không có nguồn nào tăng điểm. Đặc biệt tỷ giá đồng USD quá cao đã đè nặng lên giá hồ tiêu.

Tổng kết tháng 5/2022, giá tiêu giảm 5.500 - 6.000 đồng/kg, có lúc thủng mốc 70.000 đồng/kg. Cuối tháng, những thông tin tích cực từ việc cảng Thượng Hải sầm uất trở lại, thương lái Trung Quôc tích cực hỏi mua hàng đã giúp giá tiêu hồi phục nhẹ. Vậy câu hỏi đặt ra là thị trường đã tạo đáy chưa?

Theo các chuyên gia, tháng 5/2022 có 3 yếu tố chính đẩy giá tiêu giảm. Một là tỷ giá khiến nhu cầu toàn cầu giảm. Hai là xuất khẩu đủ hàng tháng 6 và quay ngược lại đè giá tiêu trong nước. Ba là việc Trung Quốc tiếp tục hạn chế nhập tiêu vì Covid-19.

Sang tháng 6/2022, 3 yếu tố trên đã không còn ảnh hưởng mạnh. Do vậy thời điểm này chính là cơ hội bắt đáy cho đầu cơ. Từ đầu năm, rất nhiều lần có tin đồn Trung Quốc tăng mua, nhưng thống kê sản lượng thực tế sang thị trường này lại rất thấp. Mỗi lần như vậy lại là cơ hội cho đầu cơ trong nước thao túng giá mặt hàng này. Xét về thị trường, hiện Trung Quốc không còn nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam. Nhưng nếu khôi phục lại sản lượng xuất khẩu như trước thời điểm Covid-19 thì đây sẽ là nhân tố đẩy giá tiêu tăng mạnh.

Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế đánh giá triển vọng giá hồ tiêu trong trung và dài hạn vẫn tương đối tích cực bởi sản lượng dự báo tiếp tục giảm khoảng 3% trong năm nay. Thậm chí có thể giảm hơn bởi báo cáo vụ mùa của Việt Nam, Campuchia hay Sri Lanka đều giảm từ 10% - 20%.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Các doanh nghiệp đang chịu nhiều ảnh hưởng khi giá logistics tiếp tục đứng ở mức cao trong suốt nhiều tháng. Thêm vào đó, việc áp dụng thu phí cảng biển của TPHCM từ ngày 1/4/2022 càng khiến khó khăn của doanh nghiệp thêm chồng chất.

Theo VPA, từ tháng 3/2022, giá cước đi châu Âu của hãng tàu ONE (đang khoảng 7.300 USD cho mỗi container 20 feet) tăng thêm từ 800 - 1.000 USD. Dự báo, giá xăng dầu từ nay đến cuối năm vẫn còn tăng khi xung đột Nga-Ukraine tiếp tục căng thẳng. Do đó, các doanh nghiệp cần thận trọng trong việc đàm phán ký kết hợp đồng để tránh rủi ro trong việc giá cước vận tải tăng đột biến.

Sản xuất hồ tiêu Việt Nam cũng dự kiến sẽ tiếp tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với các nguyên nhân khách quan như sốt giá đất, giá phân, giá thuốc và nhân công tăng. Trong khi đó, quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn thứ 2 toàn cầu là Brazil vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt cả về số lượng và trị giá xuất khẩu.