Gía tiêu tăng 1.000 đồng/kg, cao nhất ở ngưỡng 73.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 70.000 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong mức 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 73.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
71,000 |
+1.000 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
70,000 |
+1.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
71,000 |
+1.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
73,000 |
+1.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
71,500 |
+1.000 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
70, 000 |
+1.000 |
Giá tiêu hôm nay tăng 1.000 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Sau nhiều ngày giảm liên tiếp thị trường trong nước cho thấy dấu hiệu khởi sắc khi tăng 1.000 đồng/kg tại các vùng trồng trọng điểm. Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng 50 USD/tấn, tương ứng với 4.100 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.900 USD/tấn với tiêu trắng.
Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam cho biết, giá hạt tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa phục hồi vào đầu tháng 5/2022 nhờ việc Trung Quốc mở cửa để thông quan hàng hóa.
Tuy nhiên, sự phục hồi không kéo dài do giới đầu cơ liên tục bán ra, trong khi nhu cầu của thị trường nước ngoài vào thời điểm này không cao.
Hiện vẫn đang là thời điểm giao nhận hàng đã ký từ năm ngoái nên khách hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng mới. Điều đó dẫn đến việc các nhà xuất khẩu của Việt Nam không mua hàng tích trữ, dẫn đến việc giá hạt tiêu giảm.
Giá hạt tiêu tăng trở lại hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thu mua của thị trường Trung Quốc, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), lượng tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 4/2022 chỉ đạt 209 tấn, mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Điều này khiến tổng lượng tổng lượng xuất khẩu sang thị trường trong 4 tháng đầu năm chỉ khoảng 2.347 tấn, giảm 8 lần (tương ứng giảm 87,6%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2021, Trung Quốc là khách hàng lớn thứ hai của ngành tiêu Việt Nam, sau Mỹ với tỷ trọng khoảng 15%. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, vị thế của thị trường này tụt xuống thứ 7 và tỷ trọng chỉ còn khoảng 3%.
Ở chiều ngược lại, tình hình xuất khẩu hồ tiêu sang các thị trường chủ chốt khác đạt mức tăng trưởng khá tích cực.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, Mỹ tiếp tục đứng đầu về thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay với thị phần chiếm 26% khối lượng, đạt 20.135 tấn, trị giá gần 100 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng tới 55,6% về trị giá so với cùng kỳ.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Cộng đồng Hồ tiêu thế giới cho biết thêm, thị trường tuần này tiếp tục được ghi nhận với triển vọng khá tiêu cực trong 3 tuần qua, không có nguồn nào tăng điểm. Giá tiêu Ấn Độ vẫn ở mức tiêu cực trong 3 tuần qua. Trong khi giá tiêu Indonesia tiếp tục phản ứng tiêu cực kể từ tuần trước do điều kiện thị trường vẫn chưa ổn định.
Diễn biến tăng trở lại của thị trường trong nước trong bối cảnh Thượng Hải - cảng biển giao thương hàng hóa sầm uất nhất thế giới, đang được dở bỏ lệnh phong tỏa vì dịch bệnh Covid. Thông tin trên đã giúp thị trường hàng hóa toàn cầu hi vọng lưu thông thuận lợi. Đây là thông tin rất tích cực cho thị trường hàng hóa nguyên liệu nói chung trong những ngày sắp tới.
Bên cạnh đó, theo Bộ Công Thương, hiện nay, tình hình giao thương qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh đã dần trở lại bình thường, tạo điều kiện cho hồ tiêu xuất khẩu vào thị trường tỷ dân này. Trong những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sút là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá tiêu nội địa liên tục suy giảm.