Giá tiêu ngày 4/6: Giá thế giới phục hồi tăng, trong nước biến động nhẹ

(VOH) - Giá tiêu ngày 4/6 tăng 1.000 đồng/kg tại Đồng Nai, nhưng giảm 500 đờng/kg tại Gia Lai. Các địa địa phương khác ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ ổn định. Giá thế giới phục hồi tăng trở lại.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 71.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  66.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đứng yên, dao động trong  mức 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 66.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng 66.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

69,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

66,500

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

69,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

71.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

70, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

67,000

+1.000

Giá tiêu hôm nay 4/6/2021
Ảnh minh họa: internet

Hiện các đơn vị xuất khẩu trong nước đã tranh thủ ôm hàng chờ giá tốt, lượng tiêu trong dân không còn nhiều. Trong tháng 5/2021, lượng tiêu xuất khẩu Việt Nam ước đạt 28.000 tấn, nâng tổng số xuất khẩu 5 tháng đầu năm lên 121.000 tấn. Các chuyên gia dự báo, với sản lượng xuất khẩu được giữ vững trong tháng 6/2021, lượng tiêu trong dân sẽ cạn. Như vậy, thị trường quý 3, 4 năm nay có thể tăng mạnh kéo dài. Lúc này người nông dân khả năng “ngậm ngùi” vì đã lỡ bán hết tiêu.

Tuy vậy, thực tế hiện nay chi phí để tái đầu tư vụ mới đang tăng cao khiến nhiều người không thể trữ lại tiêu như mọi năm, mà buộc phải bán dần để lấy tiền. Như tại Đắk Nông, hiện địa phương đang bước vào mùa mưa, đây là giai đoạn quan trọng để chăm sóc, bón phân tổng lực cho các loại cây trồng. Thế nhưng, hiện nay, giá phân bón các loại tăng cao, khiến nhiều nông dân gặp không ít khó khăn.

Theo nhận định của ngành nông nghiệp, nguyên nhân giá phân tăng là do chi phí vận chuyển tăng. Bởi vì trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, việc đi lại, vận chuyển trở nên khó khăn và tăng chi phí. Điều này kéo theo giá phân bón và nhiều mặt hàng khác tăng theo. Dự báo trong thời gian tới, giá phân có thể sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, giá trụ tiêu, dây giống cũng tăng mạnh.

Giá phân bón tăng vào đầu mùa mưa đã tạo thêm gánh nặng cho người dân. Nhiều nông dân hiện nay đang loay hoay giữa cắt giảm chi phí phân bón hoặc tiếp tục đầu tư với mong muốn gặp may vào cuối vụ…

Giá tiêu thế giới phục hồi tăng

Phiên giao dịch ngày 4/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ tăng 325 rupee/tạ, ở mức 41.850 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 03/6/2021 đến ngày 09/6/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 315,86 VND/INR.

Giá tiêu ngày 4/6: Giá thế giới phục  hồi tăng, trong nước biến động nhẹ 2
Giá tiêu ngày 4/6: Giá thế giới phục  hồi tăng, trong nước biến động nhẹ 3

Thị trường nội địa Ấn Độ bắt đầu sôi động trở lại khi các cơ sở giáo dục được mở cửa. Tuy nhiên lệnh phong tỏa tại các địa phương khiến hàng hóa không được lưu thông, điều này ảnh hưởng rất lớn tới giá tiêu và kinh doanh của thương lái.

Như đã phân tích, sản lượng tiêu toàn cầu tiếp tục suy giảm, khi Brazil có khả năng phải đối mặt với một đợt hạn hán nghiêm trọng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng nông sản, trong đó có hồ tiêu niên vụ 2021/2022. Còn Indonesia, sản lượng sẽ giảm trên 20% so với niên vụ 2020. Trước đó, vụ tiêu của Việt Nam cũng kết thúc đầu tháng 5/2021 với sản lượng giảm nhiều so với vụ trước.

Hiện tại, các nông dân trồng tiêu tại bang Odisha, Ấn Độ đang bán hồ tiêu với giá trong khoảng 300 - 350 rupee/kg do nhu cầu đang ở mức thấp trong bối cảnh đại dịch. Trong khi trước đó, giá thu mua rơi vào khoảng 500 rupee/kg.

Trước tình hình trên, ông Jagannath Parija, một người trồng tiêu đen từ Nandapur, cho biết, ông muốn chính phủ cho phép các doanh nhân và thương nhân thu mua hạt tiêu đen ở ngay gần khu vực của họ, vì những địa điểm ở xa đều bị hạn chế do dịch bệnh.

Nhiều thương nhân từ bang Andhra Pradesh đã ứng trước và cho nhiều nông dân trồng tiêu đen vay vốn để có được nguồn cung. Tuy nhiên, tất cả các giao dịch hiện đều bị ảnh hưởng do nhiều nơi đang trong tình trạng phong tỏa, theo DownToEarth.

Bình luận