Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 78.000 đồng/kg tại Đồng Nai, Gia Lai
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong mức 79.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai cũng giảm 1.000 đồng/kg, dao động 78.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động 80.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động 79.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai cũng giảm 500 đồng/kg, dao động 78.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
79,000 |
-1.000 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
78,000 |
-1.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
79,000 |
-1.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
80,500 |
-500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
79,500 |
-500 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
78,000 |
-500 |
Sáng nay giá tiêu trong nước tiếp tục giảm 500 đồng/kg tại khu vực Đông Nam Bộ, giảm 1.000 đồng/kg ở các tỉnh Tây Nguyên. Đây là ngày suy giảm thứ 3 của năm 2022. Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam vẫn được giữ ổn định từ sau lễ Giáng sinh tới nay.
Năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam có sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng sang các thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Pakistan tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và ASEAN giảm mạnh.
Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường tăng cả về lượng và trị giá, gồm Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Đức, Pakistan, Hà Lan, Hàn Quốc và Anh.
Ngược lại, lượng hạt tiêu xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ, Philippines và Ai Cập lại có xu hướng giảm mạnh.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát giá tiêu sáng ngày 8/1/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Châu Á là khu vực chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất hồ tiêu từ Việt Nam, chiếm 45,8% với tổng lượng nhập khẩu, đạt 120.801 tấn, so với năm ngoái lượng nhập khẩu giảm 17%. Trong đó lượng nhập khẩu của Trung Quốc đạt 38.259 tấn, giảm 31,7%.
Trong khi đó, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất nhập khẩu tăng 20,3%, đạt 15.686 tấn. Nhập khẩu của Ấn Độ giảm nhẹ 0,3% đạt 12.557 tấn.
Một số nước có lượng nhập khẩu tăng như Hàn Quốc, Iran,… Nhập khẩu giảm ở Philippine, Thái Lan, Saudi Arab.
Nhập khẩu của châu Mỹ chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 chiếm 24,9%, đạt 65.693 tấn, tăng 8,3% so với năm trước. Trong đó Mỹ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất từ Việt Nam, đạt 59.778 tấn, tăng 8,7%.
Nhập khẩu cũng tăng 14,2% ở Canada, tăng 332,1% ở El Salvador và tăng 63,5% ở Guatemala. Mexico nhập khẩu giảm 22%.
Ở khu vực châu Âu, tỷ trọng nhập khẩu chiếm 23,7% đạt 62.549 tấn và tăng 5,1%. Đứng đầu nhập khẩu là Đức đạt 11.783 tấn, tăng 8,3%; Hà Lan đạt 10.140 tấn, tăng 26,2%; Anh: 6.037 tấn, tăng 9,2%; Pháp 5.606 tấn, tăng 37,9%. Nhập khẩu giảm ở Nga, Ireland, Ba Lan, Israrel, Ukraina…
Lượng nhập khẩu của khu châu Phi giảm mạnh 30,6% đạt 14.649 tấn với hầu hết các quốc gia đều có lượng nhập khẩu giảm như Ai Cập: 6.107 tấn, giảm 33,2%; Nam Phi: 3.028 tấn, giảm 9,2%; Senegal: 1.344 tấn, giảm 46%; Gambia: 896 tấn, giảm 24,3%.
Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu: Đức, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Pakistan, Ấn Độ…