Giá tiêu hôm nay 9/11 đi ngang, giá cao nhất ở ngưỡng 62.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 58.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 60.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 58.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 61.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 59.0000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
60,000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
58,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
60,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
62,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
61.000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
59, 000 |
0 |
Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế tiếp tục niêm yết tăng giá tiêu xuất khẩu của Indonesia, giữ nguyên ở những thị trường khác.
Thị trường trong nước sau 1 phiên tăng mạnh đã có dấu hiệu ngưng lại. Theo các ý kiến của những thành viên Diễn dàn những người làm hồ tiêu Việt Nam, thị trường đang có dấu hiệu bán mạnh từ những "ông lớn".
Đây là diễn biến phù hợp với nhận định của các chuyên gia. Theo đó đợt tăng vừa qua chỉ là "chiêu" nâng giá để xả hàng của giới đầu cơ. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để những ai cần tiền bán bớt hàng để cơ cấu lại danh mục đầu tư.
Dòng tiền đang chảy vào cà phê, khi loại nông sản này vào mùa thu hoạch. Như vậy thị trường vốn đang rất khó khăn cho hồ tiêu. Điều này thúc đẩy giới đầu cơ xả hàng trước vụ thu hoạch mới, và cũng để giảm bớt gánh nặng trước áp lực lãi ngân hàng.
Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam đạt 205,64 triệu USD, tăng 59,3%. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Mỹ tăng từ 63,81% trong 7 tháng đầu năm 2021 lên 72,73% trong 7 tháng đầu năm 2022.
Đáng chú ý, nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường Đức, Anh và Pháp từ Việt Nam tăng trưởng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chung từ thế giới.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Giá tiêu đen tại Indonesia tiếp tục tăng, giá tiêu trắng tại Tiêu trắng Muntok cũng tiếp tục xu hướng đi lên
Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.644 USD/tấn, tăng 0,05%; Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.575 USD/tấn, không đổi; Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi; Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.898 USD/tấn, tăng 0,05%; Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Về trung hạn, giá hồ tiêu thế giới dự báo sẽ tiếp tục giảm do đồng USD tăng mạnh khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất. Điều này đã đẩy đồng USD chảy ngược vào Mỹ, gây hạn chế xuất khẩu tiêu của nhiều nước.
Thời điểm hiện tại, giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.
Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong tháng 8/2022 đạt 2,65 triệu USD, giảm 34,6% so với tháng 8/2021. Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc đạt xấp xỉ 30,12 triệu USD, giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Cơ cấu nguồn cung 8 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu từ các thị trường như: Indonesia, Việt Nam, Brazil, Italy, Malaysia, Ấn Độ.
Tháng 8/2022, Việt Nam trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch đạt xấp xỉ 1,15 triệu USD, giảm 31,9% so với tháng 8/2021.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 9,47 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 28,15% trong 8 tháng đầu năm 2021 lên 31,46% trong 8 tháng đầu năm 2022.