Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục đi ngang, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 81.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 78.500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 80.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 78.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 81.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 80.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 78.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
80,000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
78,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
80,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
81,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
80,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
78, 500 |
0 |
Tháng 2, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.654 USD/tấn, giảm 1% so với tháng 1, nhưng tăng 60,6% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.681 USD/tấn, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021.
Cục Xuất nhập khẩu ước tính xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 2 đạt 11 nghìn tấn, trị giá 51 triệu USD, giảm 30,3% về lượng và giảm 31% về trị giá so với tháng 1, so với tháng 2/2021 giảm 17,6% về lượng nhưng tăng 32,3% về trị giá.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của nước ta ước đạt 27 nghìn tấn, trị giá 125 triệu USD, giảm 11,2% về lượng, nhưng tăng 43,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 2, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.654 USD/tấn, giảm 1% so với tháng 1, nhưng tăng 60,6% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 4.681 USD/tấn, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 1 so với tháng 12/2021, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Hàn Quốc. So với tháng 1, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng, ngoại trừ Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Philippines.
Tháng 1, hầu hết các chủng loại hạt tiêu xuất khẩu giảm (tính theo lượng), ngoại trừ hạt tiêu trắng tăng 51,3% so với tháng 12/2021 và tăng 94,3% so với tháng 1. Xuất khẩu hạt tiêu trắng tăng và là điểm sáng trong xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đầu tiên của năm nay.
Theo nhận định của chuyên gia, xuất khẩu trong tháng 2/2022 sụt giảm cả lượng lẫn giá không chỉ vì trong tháng có ít ngày, mà còn có thêm kỳ nghỉ Tết Âm lịch khá dài. Hiện đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới tại Việt Nam nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá cả dịu bớt. Dự kiến họ sẽ bắt đầu tăng mua kể từ tháng 4/2022 trở đi, khi Việt Nam vào thu hoạch giai đoạn cuối.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định, vụ hồ tiêu 2022 ở các tỉnh đang bước vào đợt thu rộ. Dự kiến cuối tháng 3/đầu tháng 4 cơ bản sẽ kết thúc. Chu kỳ tăng giá từ năm 2020 đang khuyến khích nông dân tiếp tục duy trì và chăm sóc tốt các vườn tiêu hiện tại. Nông dân các địa phương cũng tự nhận thức được xu hướng chuyển đổi canh tác theo hướng sạch và bền vững. Đây là điểm sáng cho chất lượng hồ tiêu Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng một số hộ canh tác nhỏ lẻ, chưa liên kết với các tổ chức HTX, doanh nghiệp và công ty thu mua cho biết sẽ tiếp tục đầu tư phân và thuốc hóa học để kích thích năng suất khi giá lên trên 100.000 đồng/kg.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thông tin thêm, trong giai đoạn tới, khả năng diện tích trồng mới không nhiều do tâm lý sợ sau đợt khủng hoảng giá cùng với tác động do sâu bệnh và thời tiết trong khi đất trồng mới cũng không còn để mở rộng canh tác. Các vườn tiêu chết hiện đã được trồng xen hoặc chuyển đổi sang cây ăn trái, phổ biến là sầu riêng, bơ, mít. Cũng cần lưu ý thêm là diện tích các vườn tiêu già đang gia tăng đi kèm là cơn sốt bất động sản, dự án điện gió nên việc giảm diện tích vườn tiêu tại một số vùng là thực tế.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát giá tiêu sáng ngày 9/3/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo số liệu từ Ủy Ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), Mỹ đã chi 360,4 triệu USD để nhập khẩu khối lượng kỷ lục 94.174 tấn hồ tiêu trong năm 2021, tăng 8,8% về lượng và tăng 44,4% về trị giá so với năm 2020.
Trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng bình quân khối lượng hồ tiêu nhập khẩu của Mỹ vào khoảng gần 5%/năm.
Trong đó, Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ với tỷ trọng chiếm 67,5% tổng nhập khẩu của nước này trong năm 2021, với 63.565 tấn, tăng 10,2% so với năm 2020 và đánh dấu mức tăng trưởng trong năm thứ 6 liên tiếp.
Ngoài ra, Mỹ cũng tăng mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ Ấn Độ (tăng 77,5%), Trung Quốc (tăng 76,6%), Tây Ban Nha (tăng 26,7%),… Trong khi đó, Mỹ giảm nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường cung cấp lớn thứ hai là Brazil với mức giảm 22,8% trong năm 2021, chỉ đạt 11.182 tấn.