Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 9/5: Tăng 1.000 đồng/kg tại Gia Lai

(VOH) - Giá tiêu ngày 9/5 tăng 1.000 đồng/kg tại Gia Lai, một số tỉnh Tây Nguyên và miền Nam khác đi ngang. Giá tiêu thế giới tuần này giảm.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 69.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  63.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang ở  mức 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 68.000 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai quay đầu tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 62.000đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  ổn định , dao động về  ngưỡng 64.000đồng/kg.

So với đầu tuần, tỉnh Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg xuống mốc thấp nhất là 63.000 đồng/kg. Tương tự, tỉnh Đồng Nai giảm 1.500 đồng/kg, hiện thu mua tại mức 64.000 đồng/kg.

Các tỉnh còn lại, gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu không ghi nhận điều chỉnh mới, neo giao dịch trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

67,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

63,000

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

67,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

69.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

68, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

64,000

0

Giá cà phê hôm nay 9/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 4, thị trường hạt tiêu trong nước giảm mạnh.

Giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu giảm 6.000 đồng/kg xuống mức 69.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắc Nông cũng giảm 6.500 đồng/kg xuống 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 6.000 đồng/kg xuống 65.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm 6.500 đồng/kg xuống 65.000 đồng/kg.

Trước đó, trong quý I/2021, giá tiêu trong nước biến động tăng với mức tăng từ 16.000 – 18.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu tăng do nguồn cung giảm trong khi nhu cầu có khởi sắc.

Hiện các vùng trồng tiêu đã gần kết thúc vụ thu hoạch, sản lượng tiêu dồi dào hơn, cộng thêm tình hình xuất khẩu chậm lại do dịch COVID-19 khiến giá tiêu giảm.

Tại thị trường nội địa, vụ thu hoạch tiêu năm nay đang vào giai đoạn kết thúc. Nhiều địa phương đã thu hái xong, bà con đang lo rửa cây, hãm nước… chuẩn bị vụ tiêu sắp tới, cũng như lo cho cây khi mùa mưa cận kề.

Các chuyên gia khuyên bà con tiếp tục thận trọng, tránh bán ra ồ ạt vào cuối vụ, bởi dòng tiền đang bị kẹt trong xuất khẩu tháng 3 sẽ quay trở lại trong vài tuần tới.

Thị trường trong nước sẽ được "bơm" lượng tiền lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu lúc này sẽ tăng cường mua nhân lúc giá thấp, điều này sẽ đẩy giá tiêu tăng trở lại. Dự kiến thời điểm này sẽ rơi vào giữa tháng 5.

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tỏ ra quan ngại trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn ra phức tạp ở một số nước khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị anh hưởng.

Giá tiêu thế giới tuần này trong xu hướng giảm

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giảm 83,35 rupee/tạ, ở mức 38.866,65 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 6/5/2021 đến ngày 12/5/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 313,36 VND/INR. Trong tuần này giá tiêu Ấn Độ tiếp tục giảm trong bối cảnh dịch Covid-19 tại quốc gia này đang ngày càng căng thẳng, từ mức 39.200 rupee/tạ xuống 38.866,65 rupee/tạ.

Trong những năm gần đây, tiêu đen đang là loại mặt hàng nông sản được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như thực phẩm, mỹ phẩm và dược liệu.

Ngành công nghiệp tiêu đen trên thế giới đang chứng kiến quá trình “thay da đổi thịt” đáng kể nhờ những tiến bộ trong quá trình sản xuất và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.

Dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2026, thị trường tiêu đen toàn cầu sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 4,1% với mức định giá là 4.184 triệu USD.

Theo trang NeighborWebSj, các khu vực chính chiếm thị phần lớn trên thị trường tiêu đen gồm Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Đông, Châu Phi, Ấn Độ và Nam Mỹ.

Bình luận