Chờ...

Giá tiêu ngày 9/9/2022: Bất ngờ lao dốc giảm 500-1.000đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 9/9 giảm 500-1.000đồng/kg. Thị trường đang chịu áp lực giảm giá từ đồng USD cao kỷ lục và nhu cầu xuất khẩu suy yếu. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu của TQ tăng 133% so với tháng trước.

Giá tiêu hôm nay 9/9 giảm 500-1.000đồng/kg, giá cao nhất ở ngưỡng 69.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  66.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong  mức 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 66.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 67.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 66.5000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

67,000

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

66,000

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

67,000

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

69,000

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

67.500

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

66, 500

-500

Giá tiêu hôm nay 9/9/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay giảm 500 đồng/kg ở các địa phương, riêng Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường đang chịu áp lực giảm giá từ đồng USD cao kỷ lục và nhu cầu xuất khẩu suy yếu.

Thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - VPA, trong tháng 8/2022 Việt Nam xuất khẩu được 18.954 tấn hồ tiêu, trong đó tiêu đen đạt 16.970 tấn, tiêu trắng đạt 1.984 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 77,6 triệu USD, tiêu đen đạt 66,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 11,3 triệu USD.

So với tháng 7, lượng xuất khẩu tăng 1,8% tuy nhiên kim ngạch giảm 1,2%. Olam tiếp tục là doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu trong tháng 8 đạt 2.497 tấn, tiếp theo là các doanh nghiệp Trân Châu, Nedspice, Phúc Sinh, Haprosimex… Mỹ là thị trường nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất trong tháng đạt 4.715 tấn. Đáng chú ý lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng 133% so với tháng trước đạt 2.859 tấn.

Lũy tiến từ đầu năm đến hết tháng 8/2022, Việt Nam xuất khẩu được 163.130 tấn hồ tiêu các loại, tiêu đen đạt 140.221 tấn, tiêu trắng đạt 22.909 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 725 triệu USD, tiêu đen đạt 589,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 135,7 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái lượng xuất khẩu giảm 18,3% tương đương 36.638 tấn (tiêu đen giảm 37.410 tấn, tiêu trắng tăng 772 tấn), kim ngạch xuất khẩu tăng 9% tương đương 59,9 triệu USD.

8 tháng qua, thị trường Mỹ nhập khẩu 37.560 tấn, giảm 13,8% so với cùng kỳ. Tính chung cả khu vực châu Mỹ nhập khẩu giảm 13,7%. Xuất khẩu sang châu Âu giảm 11,9% và giảm hầu hết ở các thị trường lớn Đức, Hà Lan, Anh, Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại khu vực châu Á, xuất khẩu tăng ở một số thị trường quan trọng như UAE, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Philippine, Nhật Bản tuy nhiên lại giảm mạnh ở Trung Quốc (giảm 72,6% còn 9.695 tấn so với lượng nhập khẩu 35.444 tấn cùng kỳ) nên kéo theo cả khu vực giảm 23,2%. Ai Cập vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ở Châu Phi đạt 2.110 tấn, tuy nhiên so cùng kỳ nhập khẩu của Ai Cập giảm 51,4%. Tính chung cả khu vực châu Phi xuất khẩu giảm 20,7%. Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng chủ yếu: Mỹ: 3.664 tấn, Đức: 3.188 tấn, Hà Lan: 2.263 tấn, Thái Lan: 1.541 tấn, Trung Quốc: 1.393 tấn.

Đứng đầu xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2022 là Công ty Trân Châu đạt 19.815 tấn, so cùng kỳ tăng 9,4%; tiếp theo là Olam: 19.362 tấn, tăng 18,7%; Nedspice: 12.517 tấn, giảm 2,2%; Phúc Sinh: 10.692 tấn, giảm 14%; Haprosimex JSC: 10.065 tấn, tăng 6,6%. Xuất khẩu cũng tăng ở Harris Freeman, DK, Ottogi, Prosi Thăng Long, Synthite và giảm ở Sơn Hà, Liên Thành, Intimex, Simexco, Pitco, Sinh Lộc Phát, Ptexim, Unispice… Xuất khẩu trong khối VPA giảm 6,1%, khối các doanh nghiệp ngoài VPA xuất khẩu giảm 51,6%. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng chủ yếu: Olam: 3.999 tấn, Trân Châu: 2.758 tấn, Nedspice: 2.736 tấn, Liên Thành: 1.636 tấn, Phúc Sinh: 1.449 tấn.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 7/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.135 USD/tấn

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn. Sang ngày 8/9, giá vẫn không đổi, ở mức 5.900 USD/tấn.

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.496 USD/tấn

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn. Sang ngày 8/9, giá vẫn không đổi, ở mức 7.600 USD/tấn. 

Hiện tại, Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu tiêu vào Liên minh châu Âu (EU), do đối thủ cạnh tranh với hồ tiêu của Việt Nam là Brazil đang gặp những bất lợi bởi các vấn đề liên quan đến vi khuẩn Salmonella.

Ngoài ra, Hiệp định EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam vào EU, trong đó có mặt hàng hồ tiêu và gia vị khi 100% dòng thuế của gia vị tại được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Việc này giúp hồ tiêu Việt có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ như Brazil và Indonesia.

Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của EU tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam gia tăng thị phần ở thị trường này.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang lại, thị trường này cũng đặt ra không ít thách thức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bởi các biện pháp phi thuế quan ngày càng được kiểm soát nghiêm ngặt. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuẩn bị tốt để thực thi Hiệp định EVFTA.

Hàng rào lớn nhất của ngành hồ tiêu ở thị trường EU là tiêu chí về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Nội dung của hai tiêu chí này ngày càng nhiều và chặt chẽ hơn.